Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cố hương

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Hướng dẫn giải

Truyện có thể chia thành bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.
  • Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Câu 2: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Hướng dẫn giải

  • Các nhân vật xuất hiện trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.
  • Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) - người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ.  Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Câu 3: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Hướng dẫn giải

  • Nhà văn Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Đó chính là sự thay đổi giữa Nhuận Thổ mà nhà văn quen biết trong quá khứ và một Nhuận Thổ lạ lẫm ở thực tại.
    • Khi còn nhỏ, Nhuận Thổ là một cậu bé lanh lợi, khoẻ mạnh: “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bó tí tẹo, cồ đeo vòng bạc sủng loáng”, Nhuận Thổ biết nhiều trò vui: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, đâm tra... giống như một tiểu anh hùng đáng ngưỡng mộ trong mắt nhân vật tôi
    • Sau nhiều năm xa cách, Nhuận Thổ là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con, rúm ró đến tội nghiệp: nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vùng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông…
  • Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác:
    • Thím Hai Dương : Đây là nhân vật thứ hai mà tác giả chú ý miêu tả sự thay đổi. Nàng “Tây Thi đậu phụ” đại diện cho nhân vật số đông biểu hiện cho sự sa sút về nhân cách của con người. Người đàn bà này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc.
    • Cảnh vật quê hương: quê hương của hiện tại đã thay đổi, hiện ra “thê lương tàn tạ, giữa quang cảnh của trời đông u ám gió lùa là thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm giữa vòm trời màu vàng úa” hay “Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẵn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia!”.
  • Qua cách miêu tả của tác giả đã thể hiện thái độ buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhen nhóm những niềm hi vọng và ước mơ về một sự thay đổi, khát khao về một xã hội mới tốt đẹp hơn cho con người.

Câu 4: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Hướng dẫn giải

Phương thức biểu đạt trong ba đoạn văn như sau:

  • “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đây chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự, thông qua đó tác giả thể hiện quan hệ gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
  •  “Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức miêu tả, chủ đích của tác giả là làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách.
  •  “Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận, qua đó tác giả thể hiện những suy ngẫm , trăn trở của mình về cuộc sống.

Câu 2: Trang 219 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Hướng dẫn giải

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm