Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Viết đoạn văn trình bày luận điểm trang 79 sgk

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập 1: Trang 81 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ.

a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết "rau muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh"

(Hồ Chí Minh, Cách viết)

b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ.

(Nguyễn Tuân)

Hướng dẫn giải

a) Luận điểm: Tranh viết lan man, dài dòng.

b) Luận điểm: Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho giới trẻ.

 

Bài tập 2: trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Đọc văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của văn bản.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương", như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới với những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, nhưng vui buồn sầu tủi của một con đường

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

Hướng dẫn giải

  • Luận điểm của đoạn văn: Tế Hanh là một người tinh lắm
  • Hệ thống luận cứ của Nguyễn Tuân
    • Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
    • Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
  • Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lí: Luận cứ thứ nhất là tiền đề cho luận cứ thứ hai, đó là từ việc nhận xét về bức tranh sinh hoạt quê hương đến thế giới gần gũi, thân thuộc với con người, đi từ cái nhỏ đến cái lớn, xa hơn, bao quát, rộng lớn hơn.

Bài tập 3: trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau

a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài

b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Hướng dẫn giải

Đoạn văn 1: 

"Trăm hay không bằng tay quen" là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Đơn giản như làm một bài toán với một công thức, nếu ta làm mười lần,hai mươi lần thì công thức ấy tự nhiên sẽ được bộ não của ta ghi nhớ, có thể sẽ không bao giờ quên. Nếu không làm bài tập, ta sẽ quên công thức ấy ngay sau 3-5 ngày học. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. Khi học về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta sẽ thấy được khung cảnh của nông thôn Việt Nam vào mùa thúc sưu thuế. Vận dụng các kiến thức Văn học để so sánh và đối chiếu, ta sẽ thấy được chị Dậu, Lão Hạc, Chí Phèo, dì Hảo, anh Pha...trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan đều là số phận cơ cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. 

Đoạn văn 2:

Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.

Bài tập 4: Trang 82 sgk Ngữ văn 8 tập hai

Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu", em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?

Có thể tham khảo trình tự sắp xếp luận cứ trong đoạn văn sau:

Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều

(Hồ Chí Minh, Cách viết)

Hướng dẫn giải

Các luận cứ có thể đưa ra và sắp xếp theo trình tự: 

  • Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề, đối tượng 
  • Nếu viết không dễ hiểu, người đọc rất khó tiếp nhận, không hiểu rõ về vân đề
  • Cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và xác định rõ đối tượng mình hướng tới là ai

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm