Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ca Huế trên sông Hương

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trước khi đọc bài văn này, em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.

Hướng dẫn giải

Trước khi học bài này, em đã được nghe về xứ Huế, cũng biết được một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế:

  • Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương.
  • Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”.
  • Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ.
  • Giọng Huế dịu dàng.
  • Người xứ Huế thanh lịch.
  • Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...
  • Những món ăn nổi tiếng của xứ Huế: chè Huế, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc...

Câu 2: Trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.

Hướng dẫn giải

Các làn điệu dân ca Huế:

  • Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: nào nức nồng hậu tình người.
  • Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
  • Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.
  • Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pỉui phách điệu Nam không vui, không buồn.
  • Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

Các dụng cụ âm nhạc:

  • Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.
  • Cặp sanh tiền

Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”

Câu 3: Trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2

Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này?

Hướng dẫn giải

Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế trở thành ấm thực cung đình mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. Và chỉ khi nghe người Huế hát nhạc Huế bằng giọng điệu ngọt ngào, say đắm rồi lênh đênh trên dòng sống Hương bốn bề yên tĩnh trong đêm, người ta mới cảm nhận được một Huế đúng chất của nó.

Câu 4: Trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ca Huế được hình thành từ đâu?

b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?

c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Hướng dẫn giải

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Đề: Trang 104 sgk ngữ văn 7 tập 2

Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy. Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) cuối năm.

Hướng dẫn giải

Một số làn điệu dân ca ơe các địa phương là:

  • Dân ca Quan Họ: Ba mươi sáu thứ chim.
  • Dân ca Phú Thọ: Đố hoa
  • Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.
  • Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).
  • Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.
  • Dân ca Thanh Hoá: Đi cấy.
  • Dân ca Nghệ An: Ví dặm.
  • Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.
  • Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.
  • Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu,...

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm