Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Theo anh/chị, bài thơ chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn là gì?

Hướng dẫn giải

Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về sự ra đi đột ngột của Dương Khuê

- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải

*Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình

- Cùng nhau thi đỗ làm quan

- Cùng nhau dong chơi khắp chốn non nước

- Cùng ngân nga hát ả đào

- Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn

- Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời

* Nỗi đau, trống vắng khi mất bạn

- Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất

- Rượu ngon không có bạn hiền

- Câu thơ hay không có người bình luận

- Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu

⇒ Cho thấy tình cảm thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. CÙng với tâm trạng lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng.

 

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

 Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.

Hướng dẫn giải

- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

- Nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi

- Điệp từ không dùng rất hợp hoàn cảnh và đặc sắc. Chỉ một cặp lục bát mà chồng xếp 5 chữ không diễn tả thật đúng cái trống vắng khi mất bạn. Để rồi kết đọng trong tiếng khóc đáng thương của người bạn già tri kỉ. Câu thơ cuối buông nhẹ mà khơi gợi, xót đau, hờn tủi.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm