Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (SGK lớp 11 trang 43)

Lập bảng thống kê kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại: tác giả, năm sinh - năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế.

Hướng dẫn giải

* Về văn học :
Vích-to Huy-gô ( 1802 - 1885 ) nhà thơ , nhà tiểu thuyết , nhà viết kịch Pháp có tác phẩm tiểu thuyết Những người khốn khổ .
Lép Tôn-xtôi ( 1828 - 1910 ) nhà văn Nga có tác phẩm chiến tranh và hòa bình , An-na Ka-re-ni-na , Phục sinh .
Mác Tuên ( 1835 - 1910 ) nhà văn Mĩ có tác phẩm Những người I-nô-xăng đi du lịch , những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ .
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941 ) là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ là tập thơ Dâng
Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ) là nhà văn cách mạng Trung Quốc có tác phẩm Nhật kí người điên , AQ chính truyện .
Hô-xê Ri -đan là nhà văn Phi-líp-pin có tác phẩm đừng động vào tôi .
Hô-xê Mác-ti nhà văn Cu-ba.
* Nghệ thuật
Trai-cốp-xki ( 1840 - 1893 ) có vở opera Con đầm pích ,vở bale hồ thiên nga , người đẹp ngủ trong rừng .
Họa sĩ : Van Gốc ( Hà Lan ) , Phu-gi-ta ( Nhật Bản ) , Pi-cát-xô ( Tây Ban Nha ) , Lê-vi-tan ( Nga ) .
Đóng góp : Phản ánh hiện thực xã hội ( nghèo đói , khốn khổ , cơ cực , chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...) , sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên , mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn , góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại .
Hạn chế : Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực , thống trị ; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ

Câu 1 (SGK lớp 11 trang 43)

Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ nổi tiếng thời cận đại.

Hướng dẫn giải

Vich-tô-huy-gô (1802-1885)

Lép tôn Xtôi (1828-1910)

Câu 3 (SGK lớp 11 trang 43)

Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.

Hướng dẫn giải

Nhà Văn Mô lie ( 1622-1673) là nhà hài kịch cổ điển pháp, nổi tiếng với những tác phẩm Đông Jang, lão hà tiện, người bệnh tưởng. Riêng tác phẩm lão hà tiện có nội dung:
Nhân vật chính trong Lão hà tiện là Harpagon (tiếng Latin có nghĩa là keo kiệt) - một tay tư sản giàu sụ luôn tìm mọi phương kế để kiếm thật nhiều tiền. Và cho vay nợ lãi là một trong số phương thức mà lão đã dùng. Harpagon khoảng 60 tuổi, góa vợ, có 2 người con là Cléante và Élise. Cả hai đều có những mối tình thắm thiết. Cléante yêu nàng Mariane xinh đẹp, một cô gái sống nghèo khổ nhưng cũng là người mà cha chàng đang ngấp nghé để cưới làm vợ. Chính điều này đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa hai người, làm sứt mẻ tình cha con bấy lâu. Élise yêu Valère nhưng bố nàng lại buộc nàng phải kết hôn với Anselme - một người đã có tuổi nhưng giàu có và không đòi của hồi môn. Quyết định này cũng làm cho mối quan hệ giữa hai cha con ngày càng trở nên căng thẳng.
Với sự giúp đỡ của gã đầy tớ ranh ma La Flèche, Cléante tìm mọi cách vay món tiền lớn để thỏa chí tiêu pha hoang tàng. Nhờ một người môi giới, anh ta tìm đến một người cho vay nặng lãi. Song, đến khi ký giao kèo, mới té ra người cho vay ấy chính là Harpagon và Harpagon mới vỡ lẽ kẻ đi vay nặng lãi, chính là con trai mình. Hốt hoảng, lão tìm cách đề phòng cái tráp vàng lão chôn trong vườn. Lão vẫn quyết tâm lấy Mariane. Trong buổi gặp gỡ với Mariane, Harpagon khám phá ra rằng con trai lão cũng yêu Mariane, rồi tiếp đó, một tin sét đánh khác: cái tráp vàng của lão không cánh mà bay. Lão hớt hơ hớt hải, kêu la. Trong một cuộc gặp gỡ với Anselme, tình cờ mọi người mới biết Anselme là cha của Mariane và Valère, và La Flèche đã lấy cắp tráp vàng cho cậu chủ Cléante của mình. Harpagon bị rơi vào tình huống nan giải buộc phải lựa chọn: hoặc là tráp vàng hoặc là để Cléante kết hôn cùng Mariane. Nhưng với bản tính keo kiệt và hám tiền, Harpagon bằng lòng gả Élise cho Valère và “nhường” Mariane cho Cléante, sau khi Anselme bằng lòng chịu mọi phí tổn về lễ cưới của con trai và con gái mình, và sung sướng lấy lại được vàng.
>> tác phẩm phản ảnh sự bốc lột, hà khắc của giai cấp tư sản

Có thể bạn quan tâm