Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1. (Trang 174 SGK) 

Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch  chứa 1 cation sau: Ba2+, NH4+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch A.

Hướng dẫn giải

Lấy một ít dung dịch một ít làm mẫu thử . Sau đó nhỏ dần từng  giọt dung dịch NaOH vào từng mẫu

  • Mẫu nào xuất hiện kết tủa của keo màu trắng rồi tan trong NaOH dư thì dung dịch ban đầu chứa Al3+.

Al3+ + OH- → Al(OH)3↓  (kết tủa keo)            

Al(OH)3  + OH- → AlO2- + 2H2O

  • Mẫu nào khi đun nóng nhẹ có khí thoát ra làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh thì dung dịch chứa đầu NH4+.

NH4+ + OH- →(to)  NH3↑ +  H2O

  • Mẫu còn lại không có hiện tượng gì xảy ra là dung dịch chứa Ba2+.

Câu 2. (Trang 174 SGK)

Dung dịch A chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách  và nhận biết mỗi ion từ dung dịch A.

Hướng dẫn giải

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch A  ta sẽ thu được kết tủa Fe(OH)2.

Fe2+  + OH-  →  Fe(OH)2

Kết tủa Fe(OH)2 màu trắng hơi xanh, để trong không khí chuyển dần sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.

Lọc tách riêng kết tủa, nước lọc thu được chứa muối NaAlO2.

Cho phần nước lọc có tác dụng với khí CO2 thấy có kết tủa, chứng tỏ có ion Al3+

NaAlO2 + CO2 + 2H2O  → Al2(OH3)↓ + NaHCO3

Câu 3. (Trang 174 SGK) 

Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa

A. dung dịch chứa ion: NH4+

B. hai dung dịch chứa ion: NH4+ và Al3+

C. ba dung dịch chứa ion: NH4+ , Fe3+ và  Al3+

D. năm dung dịch chứa ion: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+.

NH4+: tạo khí NH3 làm xanh quỳ tím ẩm.

Mg2+: tạo Mg(OH)2 kết tủa màu trắng.

Fe3+: tạo kết tủa Fe(OH)2 màu trắng xanh để một thời gian hóa thành Fe(OH)3 màu nâu.

Al3+: tạo kết tủa trắng keo Al(OH)3 sau đó tan dần cho đến hết.

Na+: không có hiện tượng gì.

Câu 4. (Trang 174 SGK) 

Có 2 dung dịch riêng rẽ chứa các anion: NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Nhỏ dung dịch HCl vào từ mẫu thử

  • Mẫu nào không có hiện tương gì ta cho thêm một lá đồng rồi đun nóng, khi có màu nâu đỏ thoát ra chứng tỏ dung dịch có ion chứa ion NO3-.
  • Mẫu nào thấy sủi bọt là dung dịch có chứa ion CO32-.

Câu 5. (Trang 174 SGK) 

Có dung dịch chứa các anion: CO32- và SO42-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Nhỏ dung dịch HCl vào từ mẫu thử

  • Mẫu nào không có hiện tương gì ta cho thêm vài giọt dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa màu trắng, ắc đều không thấy kết tủa tan (dung dịch chứa HCl dư) chứng tỏ dung dịch có ion chứa ion NO3-
  • Mẫu nào thấy sủi bọt là dung dịch có chứa ion CO32-.

Câu 6. (Trang 174 SGK)

Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1 M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4.

Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch, thì có thể nhận biết được tối đa những sung dịch nào?

A. Hai sung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3
B. Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3 , K2S.
C. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2S.
D. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2SO4.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch, thì có thể nhận biết được tối đa Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3 , K2S.

Ba(HCO3)2 : tạo kết tủa BaSO4 và khí CO2.

K2CO3: tạo khí CO2.

K2S: tạo khí H2S mùi trứng thối.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm