Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu a (SGK trang 47)

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Hướng dẫn giải

- Quyền được bảo đảm đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

Câu b (SGK trang 47)

Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Hướng dẫn giải

– Bóc và đọc trộm thư của người khác;

Nghe trộm điện thoại của người khác;

– Bố mẹ bóc thư, nghe trộm điện thoại của con;

– Cô giáo kiểm tra thư của học sinh.

– Dấu thư của bạn.

Câu c (SGK trang 47)

Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Hướng dẫn giải

Bị phạt cảnh cáo, bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 1 năm.

Câu d (SGK trang 47)

Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

- Nhặt được thư của người khác?

- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác?

- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

Hướng dẫn giải

- Em sẽ khuyên nhủ bạn không nên làm như vậy, vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Em sẽ nói với bố mẹ, anh chị và nhắc nhở mọi người đó là hành vi vi phạm bí mật thư tín của người khác.

Có thể bạn quan tâm