Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 32 : Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 116)

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta.

Hướng dẫn giải

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.
Trả lời
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bài 2 (SGK trang 116)

Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bài 3 (SGK trang 116)

Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp.Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

 

Hướng dẫn giải

Biểu đồ Hồ Chí Minh

Câu C1 (SGK trang 114)

So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.

- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.

- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

Hướng dẫn giải

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12).
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1),trạm Huế (tháng 3),trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 2)
- Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc ' tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

Câu C2 (SGK trang 115)

Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.

Hướng dẫn giải

- Nhiệt độ tháng cao nhất của trạm khí tượng Hà Nộ, Huế là tháng 7, trạm Tp. Hồ Chí Minh là tháng 4.

- Nguyên nhân:

Tp. Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh thời gian với thời gian cách xa nhau. Tháng 4 ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất độ cao nhất vì lúc đó mặt trời qua thiên đỉnh với thời gian gần nhau. Tháng 7 ở Huế, Hà Nội có nhiệt độ cao nhất vì lúc này có góc chiếu sáng mặt trời lớn.

Câu C3 (SGK trang 115)

Dựa vào bảng 32.1, em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.

- Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu C4 (SGK trang 115)

Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?

Hướng dẫn giải

Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, lúa mì, ngô,...

Câu C5 (SGK trang 116)

Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu - thời tiết nước ta.

Hướng dẫn giải

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì dâm .

- Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa . (Mống: Cầu vồng).

- Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

- Tháng một là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruông ra Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng .

- Tháng một rét đài Tháng hai rét lộc Tháng ba rét Nàng Bân - Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão .

- Đầu năm sương muối ,cuối nam gió nồm .

- Mưa tháng bảy gãy cành trám, nắng tháng tám giám quả bưởi .

-Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.

- "Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ô Gà, ma Đồng Lớn .

Có thể bạn quan tâm