Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 48)

Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?

Hướng dẫn giải

Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường là dưới 200m, là nơi thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực và thực phẩm.

Có hai loại bình nguyên:

+Bình nguyên do băng hà bào mòn

+Bình nguyên bồi tụ

Gọi là bình nguyên bồi tụ vì:

Các bình nguyên này được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông, biển

Bài 2 (SGK trang 48)

Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?

Hướng dẫn giải

Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.

Câu C1 (SGK trang 47)

Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.

Hướng dẫn giải

 

Trả lời:

So sánh bình nguyên và cao nguyên, ta thấy những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

Dạng địa hình

Đồng bằng

Cao nguyên

Giống nhau

Bề mặt tương đối bằng phẳng.

Khác nhau

- Độ cao tuyệt đối dưới 200m.

- Không có sườn.

- Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Sườn dốc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh.

- Là dạng địa hình miền núi.


 

Có thể bạn quan tâm