Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3: Bày tỏ ý kiến

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 trang 9 Đạo Đức 4

Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên? Vì sao?

Hướng dẫn giải

1. Em sẽ thưa với cô giáo rằng việc này em không biết làm hoặc làm chưa được tốt. Và đề nghị với cô giáo cho thêm một vài bạn nữa hỗ trợ hoặc phân công người khác phù hợp hơn.

2. Đầu tiên em sẽ nhận lỗi này và tiếp theo sẽ thưa chuyện với cô giáo và giải thích.

3. Nói với bố mẹ rằng em muốn đi xem xiếc hơn là công viên. Tuy nhiên nếu đã không thể đổi được thì mong lần sau bố mẹ sẽ đưa đi xem xiếc hoặc hỏi ý kiến em trước khi quyết định.

4. Thưa chuyện với cô giáo rằng em muốn tham gia vào hoạt động này của lớp, trường.

Câu 2 trang 9 Đạo Đức 4

Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em?

Hướng dẫn giải

  • Chúng ta sẽ không hài lòng nếu bị phân công, hiểu lầm và sẽ mang nỗi bực vào người.
  • Không được thể hiện quan điểm cá nhân của mình.
  • Luôn rụt rè trước mọi điều thiệt về mình.

Bài 1 trang 9 Đạo Đức 4

Hãy nhận xét về những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp dưới đây:

a) Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy, bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp.

b) Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn. Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói.

c) Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không di học nếu không có cặp mới.

Hướng dẫn giải

a) Bạn Dung làm rất đúng. Việc làm của bạn Dung giúp bạn ấy vừa giúp bạn thể hiện niềm đam mê múa hát, giúp bạn tự tin hơn trong mọi việc, giúp bạn tỏa sáng và kết bạn được nhiều hơn.

b) Bạn Hồng nên ý kiến với lớp rằng nhà mình không có khăn trải bàn, nên phân công bạn khác có khăn. Hoặc nếu không ai có thì cả lớp góp tiền vào mua khăn trải bàn.

c) Khánh làm thế là không đúng. Nếu cặp của Khánh chưa bị hỏng, vẫn dùng được thì nên tiếp tục dùng. Thứ hai là việc bạn đòi hỏi mua cặp mới không có gì xấu nhưng việc bạn dọa không đi học nếu không có cặp mới là không tốt.

Bài 2 trang 10 Đạo Đức 4

Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình (tán thành, phân vân hoặc không tán thành):

a) Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.

c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

d) Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.

đ) Mọi ý muốn của trẻ em đều phải thực hiện.

Hướng dẫn giải

a) Tán thành.

b) Tán thành.

c) Tán thành.

d) Tán thành.

đ) Không tán thành.

Bài 3 trang 10 Đạo Đức 4

Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn lẫn nhau về những nội dung sau:

  • Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
  • Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
  • Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
  • Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
  • Dự định của em trong hè này
  • ...

Hướng dẫn giải

- Phóng viên: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết có đang bậng gì không? Mình muốn phỏng vấn bạn một chút về một số vấn đề của trường ta.

- Bạn: Chào bạn, hiện tại mình đang rảnh. Bạn có Câu gì mình sẽ trả lời.

- Phóng viên: Cảm ơn bạn. Câu đầu tiên bạn có nhận xét gì về tình hình vệ sinh của lớp của bạn cũng như của trường mình.

- Bạn: Về tình hình vệ sinh lớp mình luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc trực nhật hàng ngày để lớp luôn sạch và gọn gang. Còn trường mình thì nhận thấy luôn tươi sạch, trong lành và mát mẻ.

- Phóng viên: Bạn có thể kể một chút về buổi sinh hoạt lớp của lớp bạn không?

- Bạn: Cũng không có gì đặc biệt. Cũng như mọi lớp khác, bọn mình tuyên dương, phê bình và tổng kết lại một tuần học tập. Nêu mục tiêu của tuân tiếp theo

- Phóng viên: Cũng sắp nghỉ hè rồi, bạn có dự định kế hoạch gì chưa?

- Bạn: Mình dự định sẽ học tập và vui chơi theo kế hoạch đã đề ra.

- Phóng viên: Cảm ơn bạn rât nhiều về buổi phỏng vấn này.

- Bạn: Không có gì. Cảm ơn bạn.

Bài 4 trang 10 Đạo Đức 4

Em hãy kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.

Hướng dẫn giải

Không muốn nghe trẻ nói

Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ. Ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và 40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.

Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.

Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”.

Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi mùa thi cử, hàng loạt Câu được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.

Có thể bạn quan tâm