Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 trang 102 SGK Công nghệ 11

Hãy nêu các khái niệm: điểm chết, hành trình, thể tích công tác và chu trình làm việc của động cơ đốt trong.

Hướng dẫn giải

- Điểm chết: 

Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

+ Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất 

+ Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

- Hành trình: Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

-  Thể tích công tác: Thể tích công tác vct là thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diền ra lần lượt các quá trình : nạp, nén. cháy - dãn nở và thải, tổng hợp cả bổn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.

Câu 2 trang 103 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì.

Hướng dẫn giải

Tương tự như nguyên lí làm việc của đông cơ Diezen 4 kì, nhưng khác 2 điểm:

- Kì nạp: Khí nạp vào động cơ Diezen là không khí còn của động cơ xăng là hỗn hợp xăng – không khí do bộ chế hoà khí tạo ra.

- Cuối kì nén: không phải nhiên liệu được phun vào buồng cháy mà là buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí.

Câu 3 trang 103 SGK Công nghệ 11

Nêu nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì.

Hướng dẫn giải

 

HÚT

NÉN

CHÁY

XẢ

C.động Piston

Xuống

Lên

Xuống

Lên

Góc quay TK

180o

180o

180o

180o

Xupáp hút

Mở

Đóng

Đóng

Đóng

Xupáp xả

Đóng

Đóng

Đóng

Mở

Khí thể

Không khí

Không khí

NL+K2

Sphẩm cháy

Câu 4 trang 103 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.

Hướng dẫn giải

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:

Kì 1: cháy giãn nở, thải tự do và quét - thải khí

Kì 2: Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy

Câu 5 trang 103 SGK Công nghệ 11

Nêu nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì.

Hướng dẫn giải

Tương tự động cơ xăng 2 kì, nhưng khác 2 điểm:

- Khí nạp vào cácte của động cơ Dizen là không khí

- Cuối kì nén: không phải buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí mà là nhiên liệu được phun vào buồng cháy.

Có thể bạn quan tâm