Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phép cộng và phép nhân. Luyện tập 1. Luyện tập 2

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 5.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

Số tự nhiên \(x\) thỏa mãn điều kiện \(0.\left(x-3\right)=0\). Số \(x\) bằng :

(A) 0                                     (B) 3

(C) Số tự nhiên bất kì           (D) Số tự nhiên bất kì lớn hơn hoặc bằng 3

Hãy chọn phương án đúng ?

Hướng dẫn giải

Do \(0.x=0,\forall x\in N\) nên chọn (D) số tự nhiên bất kì.

Bài 43 (Sách bài tập - tập 1 - trang 11)

Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh :

a) \(81+243+19\)

b) \(168+79+132\)

c) \(5.25.2.16.4\)

d) \(32.47+32.53\)

Hướng dẫn giải

a) 81 + 243 + 19

= (81 + 19) + 243

= 100 + 243

= 343

b) 168 + 79 + 132

= (168 + 132) + 79

= 300 + 79

= 379

c) 5 . 25 . 2 . 16 . 4

= (5 . 2) . (25 . 4) . 16

= 10 . 100 . 16

= 1000 . 16

= 16000

d) 32 . 47 + 32 . 53

= 32 . (47 + 53)

= 32 . 100

= 3200

Bài 45 (Sách bài tập - tập 1 - trang 11)

Tính nhanh :

\(A=26+27+28+29+30+31+32+33\)

Hướng dẫn giải

Số hạng các số là :

(33 - 26) + 1 = 8 (số hạng)

Tổng trên = (33 + 26) . 8 : 2 = 236

Bài 48 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Tính nhẩm bằng cách :

a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân : 

\(17.4\)              \(25.28\)

b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :

\(13.12\)             \(53.11\)           \(39.101\)

Hướng dẫn giải

a)

17.4 = 17.2.2 = ( 17.2 ) .2 = 34.2 = 68

25.28 = 25 . 4 .7 = (25.4).7 = 100 .7 = 700

b)

13.12 = 13.(10+2) = 13.10 + 13.2 = 130 + 26 = 156

53 .11 = 53 .( 10+1) = 53.10 + 53 .1 = 530 +53 = 583

39.101 = 39.(100+1) = 39.100 + 39.1 = 3900 + 39 = 3939

Bài 52 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Tìm tập hợp các số tự nhiên \(x\) sao cho :

a) \(a+x=a\)                              b) \(a+x>a\)                       c) \(a+x< a\)

Hướng dẫn giải

a)\(a+x=a\)

\(\Rightarrow x=0\)

Đặt tập hợp Avào x

VậyA=\(\left\{0\right\}\)

b)a+x>a

\(\Rightarrow x=1;2;3;...\)

Đặt tập hợp B vào x

Vậy B\(\in N\circledast\)

c)a+x<a

\(\Rightarrow x=-1;-2;-3;...\)

Đặt tập hợp C vào x

Vậy C=\(\left\{-1;-2;-3;...\right\}\)

Bài 5.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

Tính \(2+4+6+8+...+100\)

Hướng dẫn giải

Gọi A là giá trị của biểu thức:

số số hạng của A là: (100-2): 2+1= 50( số hạng)

tổng giá trị của A là: (100+2). 50:2=2550

vậy 2+4+6+8+........+100= 2550

Bài 56 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Tính nhanh :

a) \(2.31.12+4.6.42+8.27.3\)

b) \(36.28+36.82+64.69+64.41\)

Hướng dẫn giải

a) 2.31.12+4.6.42+8.27.3= 24.31+24.42+24.27= 24.(31+42+27)=24.100=2400

b) 36.28+36.82+64.69+64.41=36.(28+82)+64.(69+41)=36.110+64.110= (36+64).110=100.110=11000

Bài 61 (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

a) Cho biết \(37.3=111\). Hãy tính nhanh : \(37.12\)

b) Cho biết \(15873.7=111111\). Hãy tính nhanh : \(15873.21\)

Hướng dẫn giải

a, 37.12=37.3.4=111.4=444

b, 15873.21= 15873. 7. 3= 111111. 3= 333333

Bài 46 (Sách bài tập - tập 1 - trang 11)

Tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng :

\(997+37\)                \(49+194\)

Hướng dẫn giải

997 + 37 = 997 + 3 + 34 = 1000 + 34 = 1034

49 + 194 = 43 + 6 + 194 = 43 + 200 = 243.

Bài 44 (Sách bài tập - tập 1 - trang 11)

Tìm số tự nhiên \(x\), biết :

a) \(\left(x-45\right).27=0\)

b) \(23.\left(42-x\right)=23\)

 

Hướng dẫn giải

a) (x - 45) . 27 = 0

x - 45 = 0 : 27

x - 45 = 0

x = 0 + 45

x = 45

b) 23 . (42 - x) = 23

42 - x = 23 : 23

42 - x = 1

- x = 1 + (-42)

-x = -41

x = 41

Bài 59 (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

Xác định dạng của các tích sau :

a) \(\overline{ab}.101\)                                  b) \(\overline{abc}.7.11.13\)

Hướng dẫn giải

a, \(\overline{abab}\)

b, \(\overline{abc}.1001=\overline{abcabc}\)

Bài 58 (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

Ta kí hiệu n! (đọc là : n giai thừa) là tích của n số tự nhiên liên tiếp kể từ 1 tức là :

                        n! = 1.2.3......n

Hãy tính :

a) 5!                                b) 4! - 3!

Hướng dẫn giải

a, 5!= 1.2.3.4.5= 120

b, 4!- 3!=24-6 =18

Bài 47 (Sách bài tập - tập 1 - trang 11)

Trong các tích sau, tìm các tích bằng nhau mà không tính kết quả của mỗi tích :

\(11.18\)              \(15.45\)              \(11.9.2\)                     \(45.3.5\)                  \(6.3.11\)                 \(9.5.15\)

Hướng dẫn giải

11 . 18 = 6 . 3 . 11 = 11 . 9 . 2

45 . 3 . 5 = 15 . 45 = 9 . 5 . 15

Bài 54* (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Thay dấu \(\circledast\) bằng những chữ cố thích hợp :

\(\overline{\circledast\circledast}+\overline{\circledast\circledast}=\overline{\circledast97}\)

Hướng dẫn giải

Vì \(89+89=178;89+90=179\) mà \(178< \overline{\circledast97};179< \overline{\circledast97}\) nên \(\overline{\circledast\circledast}\) đều bắt đầu bằng chữ số 9.
Thử số, hàng 9 :

90+91 = 181, loại

91+92 = 183, loại

92 +93 = 185, loại

93 +94 = 187, loại

94 +95 = 189, loại

95 +96 = 191, loại

96 + 97 = 193, loại

97 +98 = 195, loại

98 + 99 = 197, đúng

Vậy trong phép tính trên :

Chúng ta có số 98 và 99 có tổng là 197, nên chữ số thích hợp trong những dấu sao là :

98 +99 = 197 hoặc 99 +98 = 197

Bài 51 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Viết các phần tử của tập hợp M các số tự nhiên \(x\), biết rằng \(x=a+b,a\in\left\{25;38\right\},b\in\left\{14;23\right\}\) ?

Hướng dẫn giải

M = \(\left\{39;48;52;61\right\}\)

Bài 55 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán điện thoại tự động năm 1999:

 

Hướng dẫn giải

a, 7000 đồng

b, 14160 đồng

c, 9380 đồng

Bài 49 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất \(a\left(b-c\right)=ab-ac\)

                    \(8.19\)                      \(65.98\)

Hướng dẫn giải

\(8.19=8.\left(20-1\right)=8.20-8.1=160-8=152\).
\(65.98=65.\left(100-2\right)=65.100-65.2\)\(=6500-130=6370\).

Bài 60* (Sách bài tập - tập 1 - trang 13)

So sánh a và b mà không tính cụ thể giá trị của chúng :

            \(a=2002.2002\)                         \(b=2000.2004\)

Hướng dẫn giải

a= 2002. (200+2)= 2002.2000+ 4004

b= 2000.(2002+2)= 2000.2002+4000

Vậy a>b

Bài 57 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Thay các dấu \(\circledast\) và các chữ bởi các chữ số thích hợp :

 

Hướng dẫn giải

a) 7853.9 = 70677

b) a.a tận cùng a \(\Rightarrow\) a \(\in\left\{0;1;5;6\right\}\).

Ta có thể thấy :

a\(\ne0,\) a\(\ne1\)

Thử : 555.5 = 2775, loại

666.6 = 3996, đúng

666 x 6 = 3996

Bài 53 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Hãy viết xen vào các chữ số 12 345 một số dấu "+" để được tổng bằng 60 ?

Hướng dẫn giải

Ta có :

12 + 3 + 45 = 60

Bài 50 (Sách bài tập - tập 1 - trang 12)

Tính tổng của các số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau

 

Hướng dẫn giải

Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là : 102

Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là : 987

Tổng phép tính :

102 + 987 = 1089

Có thể bạn quan tâm