Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 17. Bài luyện tập 3

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 17.1 Trang 23 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hiđro H2 và chất đồng(II) oxit CuO tạo ra kim loại đồng và nước. (Hình trang 23-SBT Hóa học 8)

Hãy chỉ ra :

a)Mỗi phản ứng xảy ra với bao nhiêu phân tử của mỗi chất phản ứng, tạo ra bao nhiêu phân tử nước và nguyên tử đồng.

b)Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời, trong phân tử nào mới được tạo ra.

Hướng dẫn giải

a) Mỗi phản ứng xảy ra với một phân tử H2 và một phân tử CuO, tạo ra một phân tử nước và 1 nguyên tử đồng.

b) Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử H2 và trong phân tử CuO bị tách rời.

Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nước mới được tạo ra.

Bài 17.2 Trang 23 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và các sản phẩm phải chứa cùng :

A. Số nguyên tử trong mỗi chất.

B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số phân tử của mỗi chất.

Hướng dẫn giải

Phương án B

Bài 17.3 Trang 23 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Dây tóc trong bóng đèn điện nóng đỏ và phát sáng mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị rạn nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong bóng đèn điện.)

Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hoá học.

Hướng dẫn giải

Mỗi khi có dòng điện đi qua, kim loại vonfam (dây tóc bóng đèn điện) nóng đỏ và phát sáng, sau khi ngắt điện (không có dòng điện) kim loại vonfam lại trở về như cũ. Do tác dụng của dòng điện làm cho kim loại vonfam nóng đỏ và phát sáng, đó là hiện tượng vật lí.

Kim loại vonfam bị cháy khi có dòng điện đi qua (bật công tắc điện) là do kim loại nóng lên lại có khí oxi (trong không khí chui vào) nên phản ứng với chất này (tương tự kim loại magie, xem bài tập 3, thuộc bài 15, SGK) vạ biến đổi thành chất khác, đó là hiện tượng hoá học.

Bài 17.4 Trang 23 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Đá đôlômit là hỗn hợp hai chất canxi cacbonat CaCO3 và magie cacbonat MgCO3. Khi nung nóng, tương tự canxi cacbonat, chất magie cacbonat cũng bị phân huỷ tạo ra chất magie oxit MgO và khí cacbon đioxit.

a) Viết công thức về khối lượng của hai phản ứng xảy ra khi nung nóng đôlômit.

b) Nung nóng 192 kg đôlômit thì có 88 kg khí cacbon đioxit thoát ra. Tính khối lượng của hỗn hợp hai chất canxi oxit và magie oxit.

Hướng dẫn giải

PTHH:

a)   \({m_{CaC{O_3}}} = {m_{CaO}} + {\rm{ }}{m'_{C{O_2}}}\)

      \({m_{MgC{O_3}}} = {m_{MgO}} + {m''_{C{O_2}}}\)

b) Khối lượng của hỗn hợp ( \({m_{hh}}\) ) hai chất canxi oxit và magie oxit bằng :

\({m_{hh}} = {m_{đolomit}} - {m_{C{O_2}}}({m_{C{O_2}}} = {m'_{C{O_2}}} + {m''_{C{O_2}}})\)

         \( =192-88=104\) (kg)

Bài 17.5 Trang 23 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Cho sơ đồ của các phản ứng sau :

a)K + O-----> K2O

b)AI + CuCl-----> AICI+ Cu

c) NaOH + Fe2(SO4)3 -------> Fe(OH)+ Na2SO4

Lập phương trình hoá học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).

Hướng dẫn giải

a) 4K + O2 \( \to \) 2K2O

Cứ 4 nguyên tử K tác dụng với 1 phân tử O2 ;

Cứ 1 phân tử O2 phản ứng tạo ra 2 phân tử K2O.

b) 2AI + 3CuCl\( \to \) 2AlCl3 + 3Cu

Cứ 2 nguyên tử AI tác dụng với 3 phân tử CuCl2.

Cứ 2 nguyên tử AI phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

c)6NaOH + Fe2(SO4)\( \to \) 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Cứ 6 phân tử NaOH tác dụng với 1 phân tử Fe2(SO4)3 ;

Cứ 6 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 2 phân tử Fe(OH)3 ; hay cứ 3 phân tử NaOH phản ứng tạo ra 1 phân tử Fe(OH)3.

Bài 17.6 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi  O2 , sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.

Hướng dẫn giải

a) 2C2H2 + 5O2 \( \to \) 4CO2 + 2H2O

b) Cứ 2 phân tử C2Htác dụng với 5 phân tử O2 ;

Cứ 2 phân tử C2H2 phản ứng tạo ra 4 phân tử CO2 ;

Cứ 1 phân tử C2H2 phản ứng tạo ra 1 phân tử H2O.

Bài 17.7 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Biết rằng kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro Ho và chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.

a)Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b)Cho biết tỉ lệ giữa số nguyên tử Al lần lượt với số phân tử của ba chất trong phản ứng.

Hướng dẫn giải

a) 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

b)Cứ 2 nguyên tử AI tác dụng với 3 phân tử H2SO4 ;

Cứ 2 nguyên tử AI phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2(SO4);

Cứ 2 nguyên tử AI phản ứng tạo ra 3 phân tử H2.

Bài 17.8 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hoá học sau (chép vào vở bài tập).

CO2 + Ca(OH)-> CaCO+ ?

? + ?AgNO-> Al(NO3)+ 3Ag

?HCl + CaCO-> CaCl2 + H2O + ?

Hướng dẫn giải

a) \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\)

b) \(Al + 3AgN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + 3Ag\)

c) \(2HCl + CaC{O_3} \to CaC{l_2} + {H_2}O + C{O_2}\)

Bài 17.9 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Cho sơ đồ của phản ứng sau :

Fe(OH)+ H2SO4 —> Fex(SO4)y + H2O

a)Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hoá học của phản ứng.

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).

Hướng dẫn giải

a) Nguyên tố Fe có hoá trị II và III nên y bằng 2 hoặc 3

Nhóm (SO4) có hoá trị II nên x bằng 2

Cặp nghiệm x= 2 và y = 3 là phù hợp.

Sơ đồ của phản ứng :

Fe(OH)3 + H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + H2O

Phương trình hoá học :

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O

 b) Cứ 2 phân tử Fe(OH)tác dụng với 3 phân tử H2SO4 ;

Cứ 2 phân tử Fe(OH)phản ứng tạo ra 1 phân tử Fe2(SO4)3 ;

Cứ 3 phân tử H2SO4 phản ứng tạo ra 1 phân tử Fe2(SO4)3 ;

Cứ 1 phân tử Fe2(SO4)3 được tạo ra cùng với 6 phân tử H2O.

Bài 17.10 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

a) Biết rằng,, khí hiđro dễ tác dụng với chất chì(IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

Viết phương trình hoá học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.

b)Biết rằng, 3 g khí hiđro tác dụng vừa đủ với 179,25 g PbO2, tạo ra 27 g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

\(2{H_2} + Pb{O_2} \to Pb + 2{H_2}O\)

kim loại chì là chất mới sinh ra.

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng của chì bằng:

 \({m_{Pb}} = {m_{{H_2}}} + {m_{Pb{O_2}}} - {m_{{H_2}O}}\)

                   =3+179,25-27=155,25(g)

Bài 17.11 Trang 24 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Quặng malachit có thành phần chính là hai hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung là Cu2(OH)2CO3. Khi nung nóng thì hai hợp chất này bị phân huỷ, sản phẩm của phản ứng phân huỷ gồm có CuO, H2O và CO2.

a)Viết phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ mỗi hợp chất của đồng.

b)Biết rằng khi nung nóng 4,8 kg quặng thì thu được 3,2 kg CuO cùng với 0,36 kg nước và 0,88 kg CO2. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng.

Hướng dẫn giải

a) Công thức hóa học hai hợp chất của đồng:

\(C{u_2}{(OH)_2}C{O_3} \to Cu{(OH)_2}vàCuC{O_3}\)

Các phương trình hóa học của phản ứng phân hủy:

\(Cu{(OH)_2} \to CuO + {H_2}O\)

\(CuC{O_3} \to CuO + C{O_2}\)

b) Theo định luật bảo toàn khối lượng, khới lượng hai hợp chất của đồng đã phân hủy bằng:

\({m_{Cu}}_{_2{{(OH)}_2}C{O_3}} = {m_{CuO}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{C{O_2}}} = 3,2 + 0,36 + 0,88 = 4,44(kg)\)

Tỷ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng bằng:

\({m_{Cu}}_{_2{{(OH)}_2}C{O_3}} = {{4,44} \over {4,8}} \times 100\%  = 92,5\% \) .

Bài 17.12 Trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Để điều chế kali clorua KCl (dùng làm phân bón), người ta cho kim loại kali K tác dụng với khí clo Cl2.

a)Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b)Nếu có 6,02.1023 nguyên tử K, cần lấy vào phản ứng bao nhiêu phân tử Cl2 và thu được bao nhiêu phân tử KCl ?

(Xem lại các bài tập 8.9*, 9.6* và 16.8* trước khi làm bài tập này và bài tập tiếp theo).

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học của phản ứng :

\(2K + C{l_2} \to 2KCl\)

b) Theo phương trình hóa học, ta có tỷ lệ:

-Cứ 2 nguyên tử K tác dụng với phân tử \(C{l_2}\) Tạo ra 2 phân tử KCl.

Vậy nếu có \(6,{02.10^{23}}\) nguyên tử cần lấy vào phản ứng: 

\({{6,02} \over 2} \times {10^{23}} = 3,{01.10^{23}}\) (phân tử) Cl2.

và tạo ra : \({2 \over 2} \times 6,{02.10^{23}} = 6,{02.10^{23}}\) (phân tử) KCl

Bài 17.13 Trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8

Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.

a)Tính khối lượng bằng gam của :

-6,02.1023 nguyên tử K,

-6,02.1023 phân tử CI2,

-6,02.1023 phân tử KCl.

b)Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39 g kim loại kali.

c)Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được thẹo hai cách.

Hướng dẫn giải

a) Khôi lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử K (nguyên tử khối là 39 đvC) bằng :

\(6,{02.10^{23}} \times 39 \times 1,66 \times {10^{ - 24}}g\)

\( \approx 39 \times 10 \times {10^{23}} \times {10^{ - 24}}g = 39g\)

-Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử Cl2 (phân tử khối là :

2x35,5 = 71 đvC) bằng :

\(6,{02.10^{23}} \times 71 \times 1,66 \times {10^{ - 24}}g\)

\( \approx 71 \times 10 \times {10^{23}} \times {10^{ - 24}}g = 71g\)

-Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử KCl (phân tử khối là :

+ 35,5 = 74,5 đvC) bằng (đặt tính như trên) : 74,5 g.

b) 39 g kim loại kali là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K. Số lượng nguyên tử K này tác dụng đủ với 3,01.1023 phân tử Cl2. Khối lượng của số

phân tử khí Clnày là \({{71} \over 2} = 35,5(g)\)

Cách 1 : Theo phương trình hoá học trong bài 17.12* thì 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023phân tử Cltạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng KCl thu được là 74,5 g.

Cách 2 : Theo định luật bảo toàn khối lượng :

\({m_{KCl}} = {m_K} + {m_{C{l_2}}}\)= 39 + 35,5 = 74,5 (g)

Có thể bạn quan tâm