Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập trắc nghiệm 4.20 - 4.26 trang 41 Sách bài tập ( SBT) Hóa học 10

4.20. Trong 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố ?

A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch.

B. Sự tương tác của sắt với clo.

C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sự phân huỷ kali pemanganat khi đun nóng.

4.21. Trong phản ứng : Zn+CuCl2ZnCl2+Cu, ion \(Cu^{2+} trong đồng (II) clorua

A. bị oxi hoá.                   C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

B. bị khử.                        D. không bị oxi hoá, không bị khử.   

4.22. Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3NH3 đóng vai trò chất oxi hoá ? 

A.2NH3+2Na2NaNH2+H2B.2NH3+3Cl2N2+6HClC.2NH3+H2O2+MnO4MnO2+(NH4)2SO4D.4NH3+5O24NO+6H2O

4.23. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A.4Na+O22Na2OB.Na2O+H2O2NaOHC.NaCl+AgNO3AgCl+NaNO3D.NaNO3+2HCl2NaCl+CO2+H2O

4.24. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?

A.Fe+2HClFeCl2+H2B.FeS+2HClFeCl2+H2SC.2FeCl3+CuFeCl2+CuCl2D.Fe+CuSO4FeSO4+Cu

4.25. Trong phản ứng : Cl2+2NaOHNaCl+NaClO+H2O, phân tử clo

A. bị oxi hoá.                         C. không bị oxi hoá, không bị khử.

B. bị khử.                               D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

4.26. Số oxi hoá của clo trong axit pecloric HClO4 là

A. +3.                         B.+5.                          

C.+7.                          D.-1.

Hướng dẫn giải

4.20

4.21

4.22

4.23

4.24

4.25

4.26

A

B

A

A

B

D

C

Bài 4.27 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng hoá học có phải là phản ứng oxi hoá - khử hay không ?

Viết PTHH của 3 phản ứng oxi hoá - khử.

Viết PTHH của 3 phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá - khử.

Hướng dẫn giải

+ Nhận biết phản ứng oxi hoá - khử : Có sự thay đổi số oxi hoá.

+ PTHH của 3 phản ứng oxi hoá - khử :

Zn+H2SO4ZnSO4+H22Na+2H2O2NaOH+H22NH3+3Cl2N2+6HCl

+ PTHH của 3 phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá - khử

2NaOH+H2SO4NaSO4+2H2OCuSO4+2KOHCu(OH)2+K2SO4CO2+NH3+H2ONH4HCO3

Bài 4.28 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HC1 vừa đủ thu được 3,136 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối thu được.

Hướng dẫn giải

Nhận thấy : \(n_{HCl}\) = \(2n_{H_2}\) = 2 × \({{3,136} \over {22,4}}\) = 0,28 (mol).

Theo định luật bảo toàn khối lượng có :

Khối lượng muối = 5,1 + 0,28.36,5 - 0,14.2 = 15,04 (gam)

Bài 4.29 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho một lượng kim loại R hoá trị n tác dụng với dung dịch \(H_2SO_4\) loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Xác định kim loại R.

Hướng dẫn giải

Xét 1 mol kim loại ứng với R (gam) tham gia phản ứng.

 \(2{\rm{R}} + n{H_2}S{O_4} \to {R_2}{\left( {S{O_4}} \right)_n} + n{H_2}\)

Cứ R(gam)    → \(\left( {\frac{{2R + 96n}}{2}} \right)\) gam muối

 \( \Rightarrow \left( {{{2R + 96n} \over 2}} \right) = 5R \Rightarrow R = 12n\), thỏa mãn với n =2

Vậy R=24 (Mg)

Bài 4.31 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho hỗn hợp X gồm AI và Mg tác dụng vừa đủ với 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm \(O_2\) và \(Cl_2\), \(d_Y/H_2\)=27,375 . Sau phản ứng thu được 5,055 gam chất rắn. Tính khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải

Bài 4.32 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Sục hết V lít khí \(CO_2\) (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 2M và \(Na_2CO_3\) 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 24,3 gam chất tan. Xác định giá trị của V.

Hướng dẫn giải

Khi sục khí \(CO_2\) vào dung dịch chứa NaOH, \(Na_2CO_3\)  thì dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có 2 trường hợp :

Trường hợp 1: Dung dịch thu được chứa \(NaHCO_3\)  (x mol) và \(Na_2CO_3\) (y mol).

+ Khối lượng hỗn hợp : 84x + 106y = 24,3    (1)

+ ĐLBTKL áp dụng với Na : x + 2y = 2.0,1 + 2.1.0,1 = 0,4 (2)

) + ĐLBTKL áp dụng với C : \({V \over {22,4}}\) + 1.0,1 = x + y   (3)

Giải hệ (1), (2), (3) được V = 3,36 lít.

Trường hợp 2 : Dung dịch thu được chứa NaOH (a mol) và \(Na_2CO_3\) (b mol)

+ Khối lượng hỗn hợp : 40a + 106b = 24,3                    (4)

+ ĐLBTKL áp dụng với Na : a + 2b = 0,4                          (5)

+ ĐLBTKL áp dụng với C: \({V \over {22,4}}\)+0,1=b     (6)

Giải hệ (4), (5) và (6) thấy không có nghiệm.

Bài 4.33 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho 3,164 gam hỗn hợp 2 muối \(CaCO_3\) và \(BaCO_3\) tác dụng với dung dịch HC1 dư, thu được 448 ml khí \(CO_2\) (đktc). Tính thành phần % số mol của \(BaCO_3\) trong hỗn hợp.

Hướng dẫn giải

\({n_{C{O_2}}} = {{0,448} \over {22,4}} = 0,O_2\,\left( {mol} \right) \to \overline M  = {{3,164} \over {0,O_2}} = 158,2\left( {g/mol} \right)\)

Áp dụng sơ đồ đường chéo:

\( \Rightarrow \% {n_{BaC{O_3}}} = {{58,2} \over {58,2 + 38,8}} \times 100\%  = 60\% \)

Bài 4.34 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10

Cho 4 gam hỗn hợp \(MCO_3\) và \(M’ CO_3\) vào dung dịch HC1 dư thấy thoát ra

V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 5,1 gam muối khan. Xác định giá trị của V.

Hướng dẫn giải

1 mol muối cacbonat chuyển thành 1 mol muối clorua tạo ra 1 mol \(CO_2\)  và khối lượng muối tăng : (M + 71) - ( M + 60) = 11g.

Theo đề bài, khối lượng muối tăng: 5,1 - 4 = 1,1 (g) sẽ có 0,1 mol \(CO_2\) thoát ra.

Vậy V = 2,24 lít

Có thể bạn quan tâm