Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 8: Năng động, sáng tạo

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hiểu thế nào là năng động ? Thế nào là sáng tạo ?

Hướng dẫn giải

 - Năng động là tích cực, chủ động, dàm nghĩ, dám làm 
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

Bài 2 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Nêu ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập hoặc trong công việc.

Hướng dẫn giải

Ví dụ năng động, sáng tạo trong học tập: siêng năng, tích cực, chủ động trong học tập, trong lao động. Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân và vận dụng vào thực tiễn.

 

Bài 3 trang 38 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hãy nêu ý nghĩa của sự năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của sự năng động, sáng tạo

+ Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.

+ Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.

+ Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân gia đình và đất nước.

Bài 4 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Học sinh cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo:

Hướng dẫn giải

Để trở thành người năng động, sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống

Bài 5,6,7 trang 39 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Bài 5: Người năng động, sáng tạo là người như thế nào ?

A. Luôn làm theo chí dẫn

B. Luôn nghĩ ra cái mới

C. Luôn có ý tưởng độc đáo, đem lại hiệu quả cao

D. Luôn thay đổi kế hoạch

Bài 6: Theo em, những hành vi nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo ?

A. Mặc dù thầy giáo không yêu cầu, nhưng Thành thường cố gắng suy nghĩ để tìm cách giải các bài tập sao cho ngắn gọn hơn.

B. Đang là sinh viên, song anh Hùng thường bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền.

C. Hoàng luôn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí để có thể tham gia các câu lạc bộ của trường.

D. Trong giờ học, Mai luôn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và mạnh dạn hỏi giáo viên những gì mình không hiểu.

E. Trong giờ học những môn khác, Nam thường mang bài tập Toán ra làm.

G. Trong khi thảo luận nhóm, hiếm khi Hoài phát biểu ý kiến vì sợ nói sai.

H. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Vân thường đặt câu hỏi "vì sao" và tìm lời giải đáp thoả đáng.

Bài 7: Những việc làm, biểu hiện nào dưới đây là thê hiện năng động, sáng tạo ?

A. Trong khi làm việc, luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn.

B. Khi thấy việc khó thì chịu bó tay.

C. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc.

D. Cứ làm theo cách đã được chỉ dẫn để đỡ tốn công suy nghĩ.

E. Thường xuyên sưu tầm, tham khảo những cách giải quyết khác nhau liên quan đến công việc của mình.

G. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao.

H. Tự làm theo ý mình, không tính toán kĩ.

I. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu

Hướng dẫn giải

Bài

Đáp án

Bài 5

C

Bài 6

 A, C, D, H

Bài 7  A, C, E, G

Bài 8 trang 40 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Hôm nay cô trả bài kiểm tra, Dung bị điểm xấu. Dung lo bị bố phạt, về đến nhà, thấy bố đang lau cửa kính, Dung mon men đến xin làm giúp để mong bố nhẹ tay. Bố ngạc nhiên sao hôm nay Dung lại siêng thế ?

Câu hỏi.

Theo em, việc làm của Dung có phải là năng động, sáng tạo không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải

Việc làm của Dung không phải là năng động, sáng tạo. Việc làm của Dung là bao che cái xấu, không tự tin, không dám đối mặt với bố mẹ để báo điểm xấu,  mà lảng tránh, không tự chủ.

 

Bài 9 trang 40 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói  : “Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi!

Câu hỏi .

1 / Em có tán thành suy nghĩ của Liên không ? Vì sao ?

2/ Để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo, em cận phải làm gì?

Hướng dẫn giải

1/ em không tán thành suy nghĩ của Liên vì học sinh cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo trong học tập đê đạt kết quả cao. Mọi người đều có thể tiến bộ hơn trong học tập nếu như thường xuyên phấn đấu, rèn luyện cho mình tính năng động, sáng tạo.

2/ em thường xuyên làm bài tập, tìm ra cách giải mới, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn.

Bài 10 trang 40 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hãy nêu nhưng biểu hiện của năng động, sáng tạo?

-    Trong học tập :

-   Trong công việc gia đình :

-   Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân :

Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội :

Hướng dẫn giải

Biểu hiện của năng động, sáng tạo:

-    Trong học tập : tích cực làm  bài tập về nhà, làm thêm các bài tập nâng cao để tìm ra cách giải mới, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn

-   Trong công việc gia đình : thường xuyên giúp đỡ bố mẹ, trông em, quét dọn nhà cửa

-   Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân : thực hiện thời gian biểu hợp lý, thực hiện một cách kiên trì, đều đặn

- Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội : tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương

 
 

Bài 11 trang 41 Sách bài tập (SBT) GDCD 9

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.

Hướng dẫn giải

Một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.

+ Thua keo này bày keo khác.
+ Có chí thì nên.
+ Cần cù bù thông minh.
+ Học đi đôi với hành.
+ Học một biết mười.
+ Thua keo này bày keo khác.
+ Siêng học thì hay…

Có thể bạn quan tâm