Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Quá trình văn học và phong cách văn học

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 10:18:01


Mục lục
* * * * *
Quá trình văn học và phong cách văn học

Câu 1

a. Quá trình văn học là:

- Văn học là loại hình nghệ thuật có hình thái đặc thù, phát triển qua các thời kì lịch sử: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại.

- Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Có nhiều hình thức như sáng tạo, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản,…

b. Các quy luật chung của quá trình văn học:

- Luôn gắn bó với quy luật chung:

+ Gắn với đời sống, biến động lịch sử.

+ Luôn kế thừa và cách tân.

+ Luôn bảo lưu và tiếp biến, tiếp thu có chọn lọc, có cải biến.

=> Thời đại nào văn học ấy.

Câu 2

Đặc trưng cơ bản của một số trào lưu văn học:

* Văn học Phục hưng:

- Địa điểm: Châu Âu.

- Thời gian: Thế kỉ XV, XVI.

- Nội dung: Đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Đôn Ki-hô-tê (Xéc-van-tét), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia),…

* Chủ nghĩa cổ điển:

- Địa điểm: Pháp.

- Thời gian: Thế kỉ XVII.

- Nội dung: Coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tạo theo các quy phạm chặt chẽ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lơ Xít (Cooc-nay), Lão hà tiện (Mô-li-e),…

* Chủ nghĩa lãng mạn:

- Địa điểm: Các nước Tây Âu.

- Thời gian: Sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.

- Nội dung: Đề cao những nguyên tắc chủ quan, đề tài trong thế giới tưởng tượng, hình tượng nghệ thuật phù hợp với ước mơ của nhà văn.

- Tác phẩm tiêu biểu: Những người khốn khổ (V. Huy-gô), Những tên cướp biển (Si-le)

* Chủ nghĩa hiện thực phê phán:

- Thời gian: Thế kỉ XIX.

- Nội dung: Thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”.

- Tác phẩm tiêu biểu: Các sáng tác của Ban-dắc (Tấn trò đời), Lép Tôn-xtôi (Thép đã tôi thế đấy)

* Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:

- Thời gian: Thế kỉ XX.

- Nội dung: Miêu tả quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

- Tác phẩm tiêu biểu: Sáng tác của Go-rơ-ki (Thời thơ ấu), Gioóc-giơ A-ma-đô,…

Câu 3

Phong cách văn học là:

- Mác-xen Prút khẳng định: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.

- Phong cách văn học là điểm riêng biệt độc đáo được thể hiện một cách ổn định trong các sáng tác của một nhà văn để giúp phân biệt nhà văn này với nhà văn khác.

- Ví dụ:

+ Phong cách Thạch Lam là sáng tác truyện không có cốt truyện, nhẹ nhàng, mơ hồ, mong manh tinh tế.

+ Phong cách Nguyễn Tuân là sáng tác hướng đến những đối tượng đẹp, hướng về vẻ xưa cũ của một thời vang bóng, nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, đánh giá con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ.

Câu 4

Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học:

- Thể hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.

- Có những sáng tạo về nội dung: lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, xây dựng nhân vật, triển khai cốt truyện, xác lập tứ thơ,…

- Có hệ thống nghệ thuật biểu hiện: sáng tạo được thủ pháp, kĩ thuật mang cá tính của nhà văn, sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm,…

=> Thống nhất trong sự đa dạng, điểm độc đáo phải là yếu tố lặp lại một cách nhất quán.

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.

- Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học.

- Thành tựu chính của quá trình văn học là tạo ra các phong cách văn học độc đáo. Phong cách văn học chính là việc thể hiện cá tính, điểm độc đáo của tác giả một cách ổn định, nhất quá qua hàng loạt các sáng tác văn học.

LUYỆN TẬP

Bài 1

* Sự khác biệt giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán:

- Văn học lãng mạn: Hiện thực được nhìn nhận và khắc họa qua lăng kính của bút pháp lãng mạn, trữ tình, đôi khi là lãng mạn hóa, thi vị hóa.

- Văn học hiện thực phê phán: Hiện thực được phơi bày thẳng thắn, trần trụi, khách quan thông qua nhiều bút pháp để tạo nên tính giễu nhại, phê phán.

* Qua tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Hạnh phúc của một tang gia”:

- “Chữ người tử tù”: Người tử tù phạm trọng tội chống lại triều đình nhưng lại có tài viết chữ. Mà quản ngục lại là người say mê con chữ nên có những biệt đã đối với tử tù và nhờ đó mà có sự đáp đền, tri âm giữa những người tri kỉ. Tử tù trước ngày xử chém còn tặng quản ngục con chữ và cho những lời khuyên chí tình chí lí.

- “Hạnh phúc của một tang gia”: Cái chết của cụ cố là cái chết được mong đợi của đám con cháu bất hiếu. Mỗi người đều theo đuổi những ý nghĩ và những toan tính riêng. Câu chuyện phản ánh một xã hội ô trọc, nhố nhăng của xã hội Âu hóa. Qua đó tạo nên tiếng cười trào phúng, đả kích, châm biếm sâu cay tới lớp người đang dần biến đổi, đánh mất nhân tính vì chạy theo lối sống thời thượng.

Bài 2

* Những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân được coi là người suốt đời đi tìm cái đẹp.

+ Trước cách mạng: Cái đẹp hướng về những cái vang bóng của một thời xưa cũ.

+ Sau cách mạng: Cái đẹp được nhìn nhận, khám phá ở ngay trong những con người lao động đời thường.

- Nguyễn Tuân ấn tượng với những cái phi thường, tuyệt mĩ. Nhìn sự vật ở góc độ văn hóa thẩm mĩ, đánh giá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

- Vốn ngôn ngữ bác học, thể hiện sự uyên thâm và từng trải.

* Những nét chính trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu:

- Khuynh hướng trữ tình chính trị: Mọi sự kiện chính trị đều có thể sáng tác thành thơ.

- Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.

- Đậm đà tính dân tộc (Sử dụng thể thơ lục bát, kết cấu truyền thống, sự am hiểu ngôn ngữ và làn điệu văn hóa nhiều vùng miền, đặc biệt là xứ Huế.)


Được cập nhật: 16 tháng 3 lúc 15:25:37 | Lượt xem: 538

Các bài học liên quan