Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phần 2: Bài tập Axit, bazo, muối tác dụng với muối

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 5 2020 lúc 16:14:44


Bài 1: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau):

1. CuSO4 và HCl

2. H2SO4 và Na2SO3

3. KOH và NaCl

4. MgSO4 và BaCl2

A. (1; 2)        B. (3; 4)        C. (2; 4)        D. (1; 3)

Bài 2: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit ( Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?

A. Khí hiđro

B. Khí oxi

C. Khí lưu huỳnh đioxit

D. Khí hiđro sunfua

Bài 3: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

A. NaOH, Na2CO3, AgNO3

B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3

C. KOH, AgNO3, NaCl

D. NaOH, Na2CO3, NaCl

Bài 4: Các Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

1.CaCl2+Na2CO3

2.CaCO3+NaCl

3.NaOH+HCl

4.NaOH+KCl

A. 1 và 2        B. 2 và 3        C. 3 và 4        D. 2 và 4

Bài 5: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:

A. 11,2 lít        B. 1,12 lít        C. 2,24 lít        D. 22,4 lít

Bài 6: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng  quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Bài 7: Cho phương trình phản ứng

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O

X là:

A. CO        B. CO2        C. H2        D. Cl2

Bài 8: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4 loãng ?

A. ZnSO4        B. Na2SO3        C. CuSO4        D. MgSO3

Bài 9: Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat( K2SO4)  tạo ra chất không tan (kết tủa). Chất X là:

A. BaCl2        B. NaOH        C. Ba(OH)2        D. H2SO4

Bài 10: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau) ?

A. NaOH, MgSO4        B. KCl, Na2SO4

C. CaCl2, NaNO3        D. ZnSO4, H2SO4

Đáp án và hướng dẫn giải

Bài 1:

Cặp chất 1 và 3 cùng tồn tại trong 1 dung dịch.

Cặp chất 2 và 4 xảy ra phản ứng với nhau.

PTHH: H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

MgSO4 và BaCl2 → MgCl2 + BaSO4

⇒ Chọn A.

Bài 2: PTHH xảy ra giống bài 1.

⇒ Chọn C.

Bài 3:

HCl tạo kết tủa trắng AgCl với AgNO3

HCl tác dụng với Na2CO3 có hiện tượng sủi bọt khí (CO2).

⇒ Chọn A.

Bài 4:

Cặp chất 2 và 4 không xảy ra phản ứng.

Cặp chất 1 và 3 xảy ra phản ứng với nhau.

PTHH: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

NaOH + HCl → NaCl + H2O

⇒ Chọn D.

Bài 5:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

nCaCO3 = nCO2 = 50/100 = 0,5 mol

⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 11,2 lit

⇒ Chọn A.

Bài 6:

3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3

Sản phẩm Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nâu.

⇒ Chọn C.

Bài 7:

Na2CO3 + 2HCl →  2NaCl + CO2 + H2O

⇒ Chọn B.

Bài 9:

Chất X có pH > 7 → Là bazo

Tạo kết tủa khi tác dụng với K2SO4 → Ba(OH)2

⇒ Chọn C.

Bài 10:

Ta có:

2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4

⇒ Chọn A.


Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 12:34:11 | Lượt xem: 444

Các bài học liên quan