Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phần 1: Kim loại tác dụng với muối

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 5 2020 lúc 16:15:43


Mục lục
* * * * *

Kim loại mạnh tác dụng với muối của kim loại yếu hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.

VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

-Ghi nhớ dãy điện hóa của kim loại.

-Khi cho các kim loại kiềm và kiềm thổ (Ca, Ba, Sr) tác dụng với các dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì các kim lọai này sẽ tác dụng với H2O trong dung dịch đó trước , sau đó kiềm sinh ra sẽ tác dụng với muối.

VD: Cho Na vào dung dịch muối CuSO4, khi đó Na tác dụng với nước trong dung dịch trước, sau đó kiềm sinh ra sẽ tác dụng với muối.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

-Khi cho một hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với một hỗn hợp muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự: kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ tác dụng hết với các muối có tính oxi hóa mạnh nhất , sau đó mới đến lượt các chất khác

Trong bài toán có sự tăng giảm khối lượng thì:

mKL↑= mKL bám vào – mKL tan ra

mKL↓ = mKLtan ra  – mKL bám vào

Bài tập vận dụng

Bài 1: Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Nồng độ ban đầu của CuSO4 là bao nhiêu mol/l?

Hướng dẫn:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

x         x                             x mol

Gọi số mol CuSO4 phản ứng là x mol

Theo đề bài ta có: mCu bám vào – mtan = mFe tăng

⇔ 64x - 56x = 1,6

⇒ x = 0,2 mol ⇒ [CuSO4] = 1M

Bài 2: Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là:

A. Al        B. Mg        C. Zn        D. Cu

Hướng dẫn:

Phân tích bài toán: Vì đề bài yêu cầu xác định kim loại mà chưa cho hóa trị, các đáp án chỉ có Al là hóa trị III, do đó để giải quyết bài toán đơn giản hơn ta có thể giả sử kim loại M có hóa trị II để giải, nếu tìm không phải kim loại hóa trị II ta chọn đáp án Al. Còn nếu đề bài cho các kim loại có hóa trị biến đổi từ I đến III, khi đó ta giải trường hợp tổng quát với n là hóa trị của kim loại M.

Giả sử kim loại có hóa trị II Số mol của FeCl2: n = CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

M     +    FeCl2     →    MCl2 +    Fe

0,05    ←    0,05 →                         0,05mol

Theo đề bài ta có: mM tan – mFe bám vào = mM giảm

0,05.M - 56.0,05 = 0,45 → Giải ra M = 65 (Zn)

Vậy điều giả sử là đúng ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 3: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?

Hướng dẫn:

Phân tích bài toán: Bài toán này cũng cho cả số mol Fe và AgNO3, như vậy ta phải xét xem chất nào dư và để xem có xảy ra phản ứng dưới đây hay không:

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag

Phương trình hóa học:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag      (1)

0,01 →    0,02    → 0,01       →0,02

Sau phản ứng: AgNO3dư là 0,025 – 0,02 = 0,005 mol

Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ lại có ion Ag+ nên tiếp tục xảy ra phản ứng

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag      (2)

0,005             0,005              0,005

Dung dịch X gồm: Fe(NO3)3: 0,005 mol, Fe(NO3)2 còn lại: 0,01 – 0,005 = 0,005 mol Khối lượng muối trong dung dịch X: (180 + 242).0,005 = 2,11 gam

Cách giải nhanh: Ta thấy AgNO3 còn dư sau phản ứng nên dung dịch muối sau phản ứng chỉ chứa gốc NO3- và cation của Fe nên khối lượng muối bằng khối lượng cation Fe cộng khối lượng gốc NO3-.

mmuối = mFe + mNO3-= 0,01*56 + 0,025*62 = 2,11 gam


Được cập nhật: 12 tháng 4 lúc 20:48:12 | Lượt xem: 525

Các bài học liên quan