Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập văn biểu cảm lớp 7

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 2 tháng 7 2019 lúc 10:41:29 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:48:00 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 722 | Lượt Download: 22 | File size: 0.023247 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Các dạng bài văn biểu cảm A.Khái quát -Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. -Các thể loại văn bản biểu cảm có: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút, kịch, văn xuôi -văn bản biểu cảm được bộc lộ dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp. -Các dạng bài văn biểu cảm trong chương trình THCS gồm có: 1.Biểu cảm về một loại cây 2.Biểu cảm về con vật 3.Biểu cảm về một sự vật 4.Biểu cảm về cảnh vật 5.Biểu cảm về con người 6.Biểu cảm về tác phẩm văn học B.Dàn ý một số dạng văn biểu cảm I.Dạng 1: biểu cảm về một loại cây I.1.Dàn ý khái quát 1.MB: -Giới thiệu loại cây định miêu tả -Vị trí thời gian trồng - Lý do mà em yêu thích 2.TB: a.Miêu tả những đặc điểm gợi cảm của cây -Nhìn bao quát: từ xa đến gần -Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả) =>Khi miêu tả phải biết kết hợp thể hiện những yếu tố cảm xúc của người viết để thể hiện tình yêu, niềm thích thú của mình đối với loại cây ấy. b.Sự gắn bó của cây đối với cuộc sống của con người -Tác dụng của cây đối với cuộc sống của con người -Sự gần gũi gắn bó thân thiết của con người đối với cây c.Tình cảm của em đối với loại cây đó -kể một vài kỉ niệm của bản thân thể hiện sự thân thiết gắn bó với loại cây đó. -từng hoạt động vui chơi, kí ức tuổi thơ, cuộc sống của em thể hiện sự gắn bó với loại cây ấy được thể hiện như thế nào -sự quan tâm chăm sóc của em đối với loại cây đó. Những mong muốn của bản thân gắn với cây ấy (mong cây mãi xanh tươi...) 3.KB: Tình cảm/ những suy nghĩ của em về loại cây ấy. I.2.Ví dụ cụ thể Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau: Loài cây em yêu: cây hoa hồng 1.MB: Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng. Nhưng loài cây em thích nhất đó là cây hoa hồng- loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Hoa do chính tay ông em trồng, gắn với những hồi ức thật đẹp, những kỉ niệm khó quên của tuổi thơ. 2.TB: a.MT những đặc điểm của cây *MT Khái quát: Từ xa nhìn lại, cây hoa hồng như một nàng công chúa kiêu sa đang khoe sắc giữa vườn. Những khóm hồng đua nhau vươn lên nở những chồi hoa trông như những ngọn nến. *MT chi tiết: -Rễ cây: thuộc loại rễ cọc, nó cắm sâu xuống đất mẹ, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. -Gốc cây: to bằng ngón tay út, khoác màu nâu giản dị ( màu xanh rêu) -Thân cây:mảnh dẻ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa, bên ngoài đc bao bọc bởi lớp da màu xanh đậm. trông vừa tươi mát vừa khỏe khoắn. Trên thân cây có những chiếc gai nhọn hoắt, như một thứ vũ khí để loài hoa mềm mại có thể tự bảo vệ mình khỏi những tác động bên ngoài( như lũ sâu bọ, chim chóc phá hoại) -Lá cây: màu xanh đậm, mặt lá có những đường gân khỏe khoắn, viền lá có những đường răng cưa mềm mại đều đặn như được tạo nên bởi bàn tay của người nghệ nhân. -Hoa: là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt giữa hoa hồng với các loại hoa khác và giúp phân biệt loại hoa hồng( hồng vàng, hồng đỏ, hồng trắng) Những bông hoa hồng nhỏ xinh khum khum trên đài hoa, chúm chím e lệ như làm duyên. Khi hoa nở, từng cánh hoa mịn màng lộ ra, rồi nở dần, khoe sắc hương và thu hút các loài ong bướm... b.Sự gắn bó của cây đối với cuộc sống của con người( thực chất là nêu công dụng của loại cây đó) -Hoa hồng cùng với những loại hoa khác trong vườn đua nhau khoe sắc, tô điểm cho không gian ngôi nhà. Đem lại mùi hương êm dịu, khiến tâm hồn rộng mở, sảng khoái, yêu đời. -Cứ độ vài ngày, mẹ/ ông em lại ngắt hoa cắm vào lọ. Lọ hoa nhỏ xinh để ở bàn khách tô điểm cả không gian. Mỗi khi đi học/ làm về, được ngắm nhìn và tận hưởng hương hoa thơm dịu dàng, những thành viên trong gia đình em như rút bớt được căng thẳng mệt mỏi, thấy tâm trạng thoải mái, phấn trấn, yêu đời hơn. -Hoa hồng là biểu tượng của tình bạn, tình yêu. Chính vì vậy mà hoa được chọn làm món quà ý nghĩa để tặng các bà, các mẹ, các chị,.. nhân dịp lễ tết. Bó hồng đỏ thắm, tươi tắn như thay lời chúc, phần nào bày tỏ/ thể hiện tấm lòng, tình cảm của con người. c.Tình cảm gắn bó của em đối với cây hoa hồng -Cây hồng trở thành người bạn thân thiết, chia sẻ tâm trạng. Mỗi khi có chuyện buồn, em lại ra vườn ngắm hoa, nhìn những đóa hoa nhiều màu rung rinh trong làn gió nhẹ nhàng, nỗi buồn vợi đi tự lúc nào, đưa em về trạng thái bình thản, vô ưu... -Cây hoa không chỉ đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn đem lại những phút giây thư giãn thoải mái... -Mẹ em thường kể, ngày xưa, những đứa trẻ thường dùng những cánh hồng đã tàn đem ép vào vở, đó như một thú vui. Thú sưu tập cỏ cây hoa lá của những đứa con nít, những tuổi mộng mơ ngày ấy không mấy đứa trẻ thành phố nào ngày nay có thể hiểu được. -Em yêu mến tất cả những loài hoa trong vườn nhưng thích nhất là hoa hồng. Mỗi ngày, sau khi tan học, em đều dành chút thời gian chăm sóc cho cây. Những công việc tưới nước, bắt sâu,.. khiến em càng thêm gắn bó và yêu mến loài hoa này. 3.KL: suy nghĩ, tình cảm của em với loại cây đó. I.3.Đề bài. 1.Cảm nghĩ về loài cây em yêu. 2.Cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ/ cây bàng/ cây hoa sữa... II.Dạng 2: biểu cảm về con vật/loài vật II.1.Dàn ý khái quát 1.MB: Giới thiệu con vật mà em định biểu cảm, lí do mà em yêu thích nó. 2.TB: a.MT những đặc điểm gợi tả *MT bao quát: cái nhìn chung nhất, ấn tượng nhất về loài vật *MT chi tiết: hình dáng ( to béo/ oai vệ/ rụt rè nhút nhát/ tinh nghịch đáng yêu) -bề ngoài: nếu là chó/ mèo/chim: mtả bộ lông. Nếu là cá thì mtả vây đuôi vảy tung tăng xinh xắn... -Miêu tả chi tiết từng bộ phận: đầu, đuôi, mắt, miệng, tai. =>khi miêu tả có thể chỉ cần tập trung vào một vài chi tiết nhưng phải là những chi tiết làm điểm nhấn, có sức gợi hình, gợi tả cao b.Tình cảm, sự gắn bó của con vật đối với cuộc sống của con người -nêu tác dụng, vai trò, ý nghĩa của con vật trong cuộc sống của con người -những biểu hiện tình cảm của thành viên trong gia đình đối với loài vật đó. -Sự quan tâm, chăm sóc của mọi người đối với nó. c.Tình cảm gắn bó của em đối với vật nuôi -Cử chỉ yêu thương, hành động nựng, chăm bẵm, chơi với nó. -kể một vài kỉ niệm đáng nhớ của em đối với nó -Những cử chỉ, tình cảm, thái độ đáp lại của vật nuôi đối với em 3.KL: Nêu suy nghĩ của em về con vật II.2.Ví dụ III. Dạng 3. Biểu cảm về một sự vật (một món ăn-bánh trái; một món đồ chơi, món quà) III.1.Dàn ý chung 1.Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm. Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng. 2.Thân bài: a. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...) b. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật: - Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận...( cũng đi từ miêu tả các chi tiết khái quát đến cụ thể, nêu những néy ấn tượng nhất) - Nêu công dụng, ý nghĩa, giá trị của món quà, món ăn đó. - Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó. c. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó: - Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn.... - Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè... 3.Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng. III.2. Ví dụ: IV. Dạng 4: biểu cảm về cảnh vật( thiên nhiên) (phong cảnh quê hương làng xóm, vườn cây, dòng sông, con đò, cánh đồng, rặng tre, con đường, ngôi trường) IV.1. Dàn ý chung 1.Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...). Nêu rõ lí do mà em yêu thích cảnh vật ấy 2.Thân bài: a. Miêu tả những ấn tượng về cảnh đẹp: -Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả) -miêu tả theo hướng bao quát từ xa tới gần, những cảnh đẹp cụ thể. =>phải biết lựa chọn những nét tiêu biểu của cảnh vật để miêu tả( miêu tả cảnh vật ở những khoảng giờ khác nhau, miêu tả cảnh đặt trong hệ thống gắn với những đối tượng khác, trong cuộc sống của con người) b.Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người + Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào? + Gắn bó với những lứa tuổi nào? c. Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết. + Tình cảm, cảm xúc như thế nào? + Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào? + Trước sự yêu quý của bản thân với cảnh vật( là nơi chôn rau cắt rốn, chia sẻ niềm vui nỗi buồn), nêu những ước muốn, những mong mỏi được đáp đền, xây dựng quê hương giàu đẹp... d.Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình? 3.Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật. IV.2.Ví dụ: V. Dạng 5: Biểu cảm về con người: V.1.Dàn ý chung 1.Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm và những Cảm nghĩ ban đầu. 2.Thân bài: a. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa ) b. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. c. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: - Trong cuộc sống hàng ngày. - Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. -> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn... d. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc. 3.Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng. Có thể hứa hẹn, mong ước. V.2. Ví dụ: VI. Dạng 6: Biểu cảm về tác phẩm văn học VI.1.Dàn ý chung 1.MB: Giới thiệu về tác giả tác phẩm, những ấn tượng chung về tác phẩm. 2.TB: * khái quát: hoàn cảnh ra đời tác phẩm, đại ý *Cụ thể: nêu cảm nghĩ về tác phẩm thông qua -chú ý những hình tượng có trong tác phẩm -phân tích ý nghĩa của tác phẩm thông qua những chi tiết/ biện pháp nghệ thuật/ hình ảnh/ câu thơ ấy -cảm nghĩ của em về tác phẩm đó+ so sánh, liên hệ. 3.KB: tình cảm của em khi đọc bài thơ. VI.2.Ví dụ: