Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Từ trái nghĩa

Kiến thức trọng tâm

1. Thế nào là từ trái nghĩa

1.1. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: có các cặp từ trái nghĩa ngẩng - cúi 
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: có các cặp từ trái nghĩa trẻ - già, đi - trở lại 

2. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp rau già, cau già.
Trái nghĩa với từ già là non. Ta có: rau non, cau non

2. Sử dụng từ trái nghĩa

2.1. Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?

  • Ngẩng đầu - cúi đầu: Gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
  •  Đi trẻ - về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.

 ==> Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2.2. Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy.
Khôn nhà dại chợ.
Lúc mưa lúc nắng.
Chân cứng đá mềm
Lên ngàn xuống bể.
Chân cứng đá mềm
Chân ướt chân ráo
==> Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

3. Ghi nhớ

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
  • Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm