Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Từ đồng âm

Kiến thức trọng tâm

1. Thế nào là từ đồng âm?

1.1. Giải thích nghĩa của từ "lồng” trong hai câu sau:
(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Trả lời:

  • Lồng (1): Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. Ý muốn nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;
  • Lồng (2): Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,...

1.2.  Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì đến nhau không?

Nghĩa hai từ “lồng” trên không quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại. Từ lồng (1) là động từ, từ lồng (2) là danh từ.

2. Sử dụng từ đồng âm

2.1. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.
Đặt từ lồng vào trong hai ngữ cảnh khác nhau ta có thể phân biệt được nghĩa cua chúng.
2.2. Câu “đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

  • Nghĩa thứ nhất : Đem cá về kho - > Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)
  • Nghĩa thứ hai : Đem cá về kho - > Đem cá về cất trong nhà kho, chỉ các chứa đựng, chỉ cái kho để chứa cá.
  • Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa :
    • Đem cá về kho tộ nhé
    • Chị đem cá về nhập kho ngay đi

2.3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
Trong giao tiếp, đế tránh hiểu sai nghĩa của từ phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh giao tiếp hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm gây ra.

3. Ghi nhớ

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
  • Sử dụng từ đồng âm: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm