Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 14:57:10


Mục lục
* * * * *

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

Gợi ý thảo luận:

a. Tìm hiểu đề

- Câu thơ của Tố Hữu đưa ra câu hỏi bàn luận về sống đẹp.

- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là:

+ Sống tích cực, lạc quan.

+ Sống có lí tưởng, khát vọng.

+ Sống có cống hiến, có ích.

+ Sống chân thành, nhân ái, vị tha.

=> Để sống đẹp, con người cần biết khiêm tốn, sống tích cực, lạc quan, sáng tạo.

- Với đề bài trên, cần vận dụng thao tác giải thích, chứng minh, bình luận.

- Bài viết cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực xã hội để làm dẫn chứng. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được. Những tấm gương, bài học đạo đức về lẽ sống trong văn học sẽ giúp định hướng cho ta thế nào là sống đẹp.

b. Lập dàn ý:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Trích dẫn luận đề: câu thơ của Tố Hữu.

Thân bài:

- Giải thích thế nào là “sống đẹp”?

- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp

Kiến thức cần nhớ

* Bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

3. Phân tích những mặt đúng/ tích cực của vấn đề cần bàn luận.

4. Bác bỏ những biểu hiện sai lệch, tiêu cực về vấn đề bàn luận.

5. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hạnh động về tư tưởng, đạo lý đó.

* Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực

II. LUYỆN TẬP

Bài 1.

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là: văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên cho văn bản là: Con người văn hóa

b, Các thao tác lập luận được sử dụng:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

   + Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

c, Cách diễn đạt kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, lập luận sắc sảo đã thuyết phục được người đọc.

Bài 2.

* Tìm hiểu đề: Nêu suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với mọi người, lý tưởng cá nhân mình

   - Lý tưởng là ngọn đèn soi đường, không có nó thì không có cuộc sống.

   - Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.

   - Giải thích quan hệ lí tưởng và ngọn đèn.

* Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh

* Phạm vi dẫn chứng: Cuộc sống

* Lập dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

2. Thân bài:

- Giải thích bàn luận về ý nghĩa câu nói Lép Tôn-xtôi

   + Lí tưởng là đích con người hướng tới

   + Cuộc sống ở trong câu nói chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người

 + “Lý tưởng là ngọn đèn chủ đường”: lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng, lạc đường

   + Suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với cuộc sống của con người

   + Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ, có thể làm lại cuộc đời của một người và nhiều người

   + Lý tưởng sống đẹp đẽ, tạo ra sự sáng tạo, niềm vui cuộc sống.

- Chứng minh:

+ Nêu những tấm gương người thành đạt vì sống và kiên trì theo đuổi lí tưởng.

+ Cũng có những người sống lay lắt, sống thừa, sống hoài phí vì không có lí tưởng.

- Bình luận câu nói của Lép Tôn-x tôi:

   + Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu.

   + Mỗi học sinh cần xác định rõ ràng mục tiêu, lý tưởng và kiên trì theo đuổi, thực hiện mục tiêu ấy.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề. Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân.


Được cập nhật: hôm kia lúc 8:28:20 | Lượt xem: 447

Các bài học liên quan