Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 15:57:55


Mục lục
* * * * *
Nghị luận về một hiện tượng đời sống

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài:

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:

CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI?

          Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

          Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hố Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại đang dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

          Một câu chuyện lạ lùng…

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn,

Ngày 4 – 1 – 2007)

Gợi ý thảo luận:

a. Tìm hiểu đề

* Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng: chia chiếc bánh thời gian của các bạn trẻ hôm nay.

* Các ý trong bài viết được trình bày logic, hợp lý, theo trình tự 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

* Nên chọn những dẫn chứng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để bài viết sinh động, chân thực, thuyết phục.

* Cần vận dụng các thao tác lập luận sau:

- Phân tích

- Bình luận

- So sánh

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, trích dẫn đề bài, nêu vấn đề “Chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?”.

- Thân bài:

+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân.

+ Phân tích: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay. Đây là tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hi sinh của thanh niên.

+ Bình luận:

·     Biểu dương Nguyễn Hữu Ân.

·     Phê phán những thanh niên đã lãng phí thời gian một cách vô bổ.

·     Kêu gọi mọi người noi gương Nguyễn Hữu Ân.

- Kết bài: Suy nghĩ của người viết. Bài học nhận thức và hành động.

Kiến thức cần nhớ

* Dàn ý để viết một bài nghị luận xã hội:

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài:

+ Phân tích/ nêu biểu hiện của hiện tượng ấy.

+ Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, tích cực – tiêu cực của vấn đề, hiện tượng.

+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.

+ Chỉ ra biện pháp để thực hiện/ khắc phục hiện tượng.

- Kết bài: Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

* Khi viết, cần diễn đạt mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm.

II. LUYỆN TẬP

Bài 1

a. Nội dung: vấn đề bản luận: hiện tượng thanh niên (những năm 20 của thế kỉ XX) sống không có lý tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận.

c. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

d. Bài học: cần chủ động, tích cực, sống trách nhiệm và tự trọng.

Bài 2

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?

Lập dàn ý cho bài viết.

1. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện” in-ter-net và ka-ra-o-ke.

2. Thân bài:

* Phân tích hiện tượng:

- Ka-ra-o-ke là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn.

- In-ter-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi.

- “Nghiện” ka-ra-o-ke và Internet là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng học hành, tu dưỡng.

* Nguyên nhân:

- Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống.

- Chưa được giáo dục tốt.

* Hậu quả:

- Phê phán thói xấu: tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu, trí tuệ giảm sút.

* Biện pháp khắc phục:

- Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức.

- Hình thành lối sống tích cực.

3. Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và hành động từ hiện tượng nghị luận.


Được cập nhật: hôm kia lúc 8:23:45 | Lượt xem: 1011

Các bài học liên quan