Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 16:13:27


Mục lục
* * * * *
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài

Đề 1. Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh.

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(1947)

a. Tìm hiểu đề

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947), đó là cuộc kháng chiến đầy cam go, quyết liệt.

- Cần kết hợp phân tích cả giá trị nội dung và nghệ thuật để thấy được hết giá trị của tác phẩm.

b. Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thân bài: Phân tích bài thơ dựa theo những gợi ý:

- Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya. (Phân tích các hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ,…)

- Nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

- Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

Kết bài: Sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

Đề 2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

a. Tìm hiểu đề

- Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được mô tả hừng hực, sôi động và quyết liệt qua lực lượng tham gia kháng chiến, giữa miền ngược với miền xuôi.

- Nội dung ấy được thể hiện qua hình thức thơ lục bát gần với ca dao dân ca, ngôn ngữ thơ giản dị mà mang đậm tính sử thi, đậm đặc những sự kiện chính trị mà không hề khô khan.

b. Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (Xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)

Thân bài:

- Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu)

- Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác nhau (4 câu sau)

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ tài tình của tác giả (từ láy, động từ, tính từ gợi tả, các phép tu từ, giọng thơ…)

Kết bài: Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Kiến thức cần nhớ

* Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ). Với kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ, đoạn thơ đó.

* Bài viết cần triển khai thành các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ.

- Thân bài: Bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

- Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

II. LUYỆN TẬP

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Gợi ý

1. Mở bài: Giới thiệu về Huy Cận, bài thơ Tràng Giang và đoạn thơ phân tích

2. Thân bài:

a. Khái quát: Nêu hoàn cảnh sáng tác, cảm xúc bao trùm bài.

b. Cụ thể:

- Nội dung bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

   + Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên lúc chiều tà.

   + Một nét vẽ mây núi hùng vĩ.

   + Một cánh chim nhỏ tựa bóng chiều.

- Thủ pháp tương phản: nỗi lòng cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa dòng đời.

   + Hai câu thơ thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người, nỗi khao khát tìm chỗ dựa cho tâm hồn.

   + Nghệ thuật dùng từ láy âm “dờn dợn” lấy cái không có ngoại cảnh để nói cái có ở lòng người.

c. Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

   + Đoạn thơ nói lên nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình, cảm xúc hướng về quê hương.

   + Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh ngụ tình.

3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.


Được cập nhật: 21 tháng 3 lúc 11:59:11 | Lượt xem: 520

Các bài học liên quan