Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lý thuyết và bài tập cơ bản phần Cơ chế di truyền và biến dị - Thầy Nguyễn Duy Khánh

05520e5775a32bde66d4b2d666053751
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 22:13:15 | Được cập nhật: 22 giờ trước (2:33:09) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 357 | Lượt Download: 3 | File size: 0.531708 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƢƠNG 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1 :GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN LÍ THUYẾT 1. i niệm Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. 2.Cấu trúc của en - Gen cấu trúc có 3 vùng:Vùng điều hoà (nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc).Vùng mã hoá ( ở giữa gen). Vùng kết thúc(nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc) - Các gen sinh vật nhân sơ( vi khuẩn) có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh. Các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin(intron). Gọi là gen phân mảnh 3. Mã di tru ền Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin Đặc điểm mã di truyền: - Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm xác định theo từng cụm 3 nucleotit, các bộ ba không gối lên nhau - Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, từ một vài ngoại lệ). - Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin). - Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại aa, trừ AUG, UGG) - Có 3 bộ ba kết thúc, không mã hóa aa:UAA, UAG, UGA. Và 1 bộ ba mở đầu: AUG 4. Qu trìn n ân đôi AD (ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn) a.Bước 1: Tháo xoắn ADN Dưới tác dụng của enzim mở xoắn, 2 mạch đơn ADN tách rời tạo thành chạc chữ Y để lộ 2 mạch khuôn. b.Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới. -ADN polimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ – 3’ . các nu của môi trường nội bào liên kết với các nu ở mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung( A – T, G –X) -Ở mạch mã gốc (chiều 3’ – 5’): mạch mới tổng hợp liên tục. -Ở mạch bổ sung (chiều 5’ – 3’ ) tổng hợp gián đoạn tạo thành từng đoạn ngắn okazaki , sau đó nhờ en nối ligaza nối các đoạn lại tạo thành mạch hoàn chỉnh. c. Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó. Từ 1 mạch ADN mẹ tạo thành 2 ADN con, trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp (nguyên tắc bán bảo tồn). CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Gen là một đoạn của phân tử a. ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. b. ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay ARN c. ARN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay ARN d. ARN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. 3. Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng theo trình tự: a. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc b. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa c. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc d. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa 4. Điều không đúng với cấu trúc của gen: a. vùng kết thúc nằm ở 5’ của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã. b. vùng mã hóa ở giữa gen mang thông tin mã hóa aa. c. vùng khởi động nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc mang tín hiệu khỏi động và kiểm soát quá trình dịch mã. d. vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc mang tín hiệu khỏi động và kiểm soát quá trình dịch mã. 5. Điều không đúng với cấu trúc của gen: a. tất cả các gen của sinh vật đều phân mảnh u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 1 b.phần lớn các gen của sinh vật nhân thực đều phân mảnh c. các gen của sinh vật nhân sơ không phân mảnh d. gen phân mảnh là có vùng mã hóa không liên tục 6. Gen phân mảnh là gen có: a.vùng mã hóa liên tục, chỉ gồm các đoạn intron b.vùng mã hóa liên tục,chỉ gồm các đoạn êxôn c.vùng mã hóa không liên tục, gồm các đoạn mã hóa (êxôn) và các đoạn không mã hóa (intron) d. vùng mã hóa không liên tục, gồm các đoạn mã hóa (intron) và các đoạn không mã hóa (êxôn) 7.Số mã bộ ba tham gia mã hóa các axit amin là: a.61 b.16 c.64 d.27 8. Mã di truyền có bộ ba mở đầu là a.AUG b.UAG c.GAU d.AGU 9. Mã di truyền có bộ ba kết thúc là a.UAG, UAA, UUU b.UAG, UAA, UGA c.GAU, UAA, UGA d.AGU,UAA, UUU 10. Đặc điểm nào không đúng với mã di truyền? a.mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nu kế tiếp nhau quy định 1 axit amin b.mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều có bộ mã di truyền riêng c.mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là 1 loại axit amin được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba d.mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit 11. Mã di truyền có tính thoái hóa là hiện tƣợng a.nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin b.một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin c.các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau d.nhiều loài cùng chung một mã di truyền 12. Đặc tính nào dƣới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới? a.tính phổ biến b.tính đặc hiệu c.tính liên tục d.tính thoái hóa 9. Mã di truyền là mã bộ ba vì: a. số nu mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số aa của chuỗi polipeptit b. số nu hai mạch của gen dài gấp 6 lần số aa của chuỗi polipeptit c. mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền d. 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hóa cho một axit amin 13. Một axit amin trong phân tử prôtêin đƣợc mã hóa trên gen dƣới dạng: a. mã bộ một b. mã bộ hai c. mã bộ ba d. mã bộ bốn 14.Các bazơ nitơ tham gia cấu trúc axit nuclêôtit là: a. A, T,G, U b.A,T,G,X,U c.A,T,G,X d.A,U,G,X 15. Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế nhân đôi của ADN là: a. một bazơ lớn được liên kết với một bazơ bé và ngược lại b.A liên kết với T, G liên kết với X c. hai bazơ bé liên kết với nhau d.A liên kết với U, G liên kết với X 16. Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên a. hai ADN con, mỗi ADN con có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp b. hai ADN con, trong đó mỗi mạch có sự đan xen giữa đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp c. hai ADN mới hoàn toàn d. một ADN mới và một ADN cũ 17.Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là a. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN con có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp b. trong 2 ADN mới hình thành, có một ADN giống mẹ và ADN kia có cấu trúc thay đổi c. 2 ADN mới hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu d. 2 mạch mới hình thành theo 2 hướng ngược chiều nhau. 18.Trong quá trình nhân đôi của ADN các mạch đơn mới đƣợc tổng hợp theo chiều a. 3’ đến 5’ c.cùng chiều với mạch khuôn ’ ’ b. 5 đến 3 d.ngược chiều với chiều tháo xoắn của ADN 19.Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của ADN theo chiều a. 3’ đến 5’ c.di chuyển ngẫu nhiên u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 2 b. 5’ đến 3’ d.ngược chiều với chiều tháo xoắn của ADN 20.Trong quá trình nhân đôi của ADN, đoạn okazaki đƣợc tổng hợp a. gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN b. gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN c. liên tục theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN d. liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN 23. Việc nối kín các đoạn okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh đƣợc thực hiện nhờ enzim: a. tháo xoắn b. ADN polimeza c. ARN polimeza d. nối ligaza 24. Sự nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực khác nhân sơ: a. diễn ra nhanh b. có ít loại enzim tham gia c. tiêu tốn ít năng lượng d. diễn ra nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN và có nhiều loại enzim tham gia 25. Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch ADN. C. xúc tác bổ sung các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung để kéo dài mạch mới. D. nối các đoạn Okazaki lại với nhau để tạo thành mạch mới. 26.Một đoạn phân tử ADN có số vòng xoắn là 120. số nuclêôtit của đoạn ADN là: a.1200 nuclêôtit b. 2400 nuclêôtit c. 4080 nuclêôtit d. 408 nuclêôtit 0 27.Một phân tử ADN có chiều dài là 5100 A , số nuclêotit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của ADN là: a.3000 b.3900 c.900 d.1500 28.Một gen có liên kết hiđrô là 1560, số nuclêôtit loại A chiếm 20%. Số nuclêôtit loại G là: a. 240 b.360 c.156 d.180 29. Hình vẽ nào dƣới đây mô tả đúng trình tự nuclêôtit của 1 đoạn ADN? a.5’ A T G X A G 3’ b. 5’ A T G X A G 3’ c.5’ A T G X A G 3’ d.3’ A T G X A G 5’ 5’ T A X G T X 3’ 3’ T A X G T X 5’ 3’ U A X G U X 5’ 3’ T A X X T X 5’ 30. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hidro của gen là a. 1120 b. 1080 c. 990 d. 1020 BÀI 2 : PHIÊN MÃ (tổng hợp ARN) VÀ DỊCH MÃ( tổng hợp prôtêin) LÍ THUYẾT 1.Cơ c ế p i n mã - Enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. - ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc (theo chiều 3’ – 5’) để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung( A – T, U – A, G –X và ngược lại) theo chiều 5’ – 3’ - Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp mã kết thúc quá trình phiên mã kết thúc, phân tử mARN giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn lại. -Ở sinh vật nhân sơ: mARN sau phiên mã sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Ở vi sinh vật nhân thực: mARN tạo thành có các đoạn êxôn và intron, các intron được loại bỏ để tạo thành các mARN trưởng thành. Bộ ba mã hóa trên mARN: codon Bộ ba đối mã trên tARN: anticodon 2. Cơ c ế dịc mã a. Hoạt hóa axit amin enzim aa + ATP + tARN aa – tARN b.Tổng hợp chuổi pôlipeptit *. Mở đầu: Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aa mở đầu (met) - tARN tiến vào vị trí côdon mở đầu trên mARN, anticôdon của tARN khớp với  u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 3 côdon mở đầu mARN theo nguyên tắc bổ sung. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm gắn vào tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. *. Kéo dài chuỗi pôli peptit -aa1- tARN tiến vào ribôxôm, anticôdon của tARN khớp với côdon thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.Liên kết peptit được hình thành giữa các aa mở đầu - aa 1. Ribôxôm dịch chuyển sang cođon thứ hai, đồng thời tARN mang axit amin mở đầu rời khỏi ribôxôm. - aa2-tARN tiến vào ribôxôm, anticôdon của tARN khớp với côdon thứ hai trên mARN. Liên kết peptit giữa aa1 - aa2 được hình thành. Ribôxôm dịch chuyển sang cođon thứ ba, đồng thời tARN mang axit amin thứ nhất rời khỏi ribôxôm. Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến khi gặp mã kết thúc của mARN. *. Kết thúc: Ribôxôm dịch chuyển trên mARN khi gặp côdon kết thúc quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ aa mở đầu và chuỗi polipeptit được giải phóng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 30.Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là a.đều dựa trên nguyên tắc bổ sung b.thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN c.đều có sự xúc tác của ADN polimeraza d.trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần 31.Nguyên tắc khuôn mẫu đƣợc thể hiện trong cơ chế a.tự nhân đôi và phiên mã b.tự nhân đôi và dịch mã c.phiên mã và dịch mã d.nhân đôi, phiên mã, dịch mã 32.Sự tổng hợp ARN đƣợc thực hiện theo nguyên tắc a.bổ sung chỉ trên một mạch của gen b.bổ sung trên hai mạch của gen c.bán bảo tồn d.bảo tồn 33.Trong quá trình phiên mã, mARN đƣợc tổng hợp theo chiều a.3’ đến 5’ b. 5’ đến 3’ c.cùng chiều với mạch khuôn d.ngẫu nhiên 34.Quá trình phiên mã diễn ra ở: a. ribôxôm, tại kì giữa b. nhân tế bào, tại kì giữa c. tế bào chất, tại kì trung gian d. nhân tế bào, tại kì trung gian 35.Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế phiên mã là: a.A mạch gốc - T và ngựơc lại , G mạch gốc – X và ngựơc lại b.T mạch gốc – U, G mạch gốc - X và ngựơc lại c.A mạch gốc – U, T mạch gốc – A, G mạch gốc– X và ngựơc lại d.A mạch gốc - U, G mạch gốc - X và ngựơc lại 36.Hiện tƣợng phiên mã ngƣợc là hiện tƣợng: a.Prôtêin dùng làm khuôn mẫu để sao ra gen đặc hiệu b.ARN làm mẫu để tổng hợp ADN c.ARN làm mẫu để tổng hợp ARN d. tổng hợp ARN mà không cần khuôn mẫu 37. Loại ARN mang mã đối: a. ARN của virut b. mARN c. tARN d. rARN 38. Phân tử mARN đƣợc sao ra từ mạch khuôn của gen đƣợc gọi là: a. bản mã gốc b. bản mã sao c. bản đối mã d. bản dịch mã 39. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều: a.3’ đến 5’ b. 5’ đến 3’ c.từ giữa gen tiến ra 2 phía d.ngẫu nhiên 40. Kết thúc quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là: a. tạo ra mARN sơ khai gồm các đoạn exôn và intrôn. Các exôn được loại bỏ tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các intrôn tham gia dịch mã. b. tạo ra mARN sơ khai gồm các đoạn exôn và intrôn. Các intrôn được loại bỏ tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các exôn tham gia dịch mã. c. tạo ra mARN gồm các đoạn exôn và intrôn đều tham gia quá trình dịch mã. d. tạo ra mARN gồm các đoạn exôn tham gia quá trình dịch mã. 41. Đoạn ADN tổng hợp ARN gọi là: a. gen khởi động b. gen điều hòa c. gen cấu trúc d. gen ức chế 42. Mạch mang mã gốc của gen có chiều là A, và phân tử ARN đƣợc gen tổng hợp có chiều là B. A và B lần lƣợt là: a. 5’ – 3’ và 3’ – 5’ b. 5’ – 3’ và 5’ – 3’ c. 3’ – 5’ và 3’ – 5’ d. 3’ – 5’ và 5’ – 3’ u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 4 43.tARN mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã (anticôdon) là a.UAX b.AUG c.AUX d.UGX 44. Mã di truyền trên mARN đƣợc đọc theo chiều: a.hai chiều tùy theo vị trí của enzim b. 5’ đến 3’ c.ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN. d.3’ đến 5’ 45.Sự hình thành chuỗi polipeptit diễn ra theo chiều nào của mARN? a. 3’ đến 5’ b. 5’ đến 3’ c. 5 – 3 d. 3 -5 46.Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở a. tế bào chất b.nhân c.màng tế bào d.ribôxôm 47.Trong quá trình giải mã, axit amin tự do: a.trực tiếp đến ribôxôm mà không cần hoạt hóa b.đựơc hoạt hóa thành dạng hoạt động và nhờ tARN mang đến ribôxôm c.đựơc hoạt hóa thành dạng hoạt động và trực tiếp đến ribôxôm d.kết hợp với tiểu phần bé của ribôxôm và tiến vào tiểu phần lớn 48.Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm: a. tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba: UUA, UAG, UGA b. tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba: UAA, UAG, UGA c. rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần đơn vị d. mang axit amin mêtionin vào vị trí cuối cùng của chuỗi polipeptit 49. Một gen cấu trúc đƣợc bắt đầu bằng trình tự các cặp nu nhƣ sau: 3’ TAX – GAT – XAT …5’ 5’ ATX – XTA – GTA …3’ Trình tự các nu trong mARN do gen trên tổng hợp là: a. 3’ UAX – GAU – XAU …5’ b.3’AUG–XUA–GUA…5’ ’ ’ c. 5 UAX – GAU – XAU …3 d.5’AUG–XUA–GUA…3’ 51.Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là: a.ribôxôm b.tARN c.ADN d.mARN 52. Dịch mã (tổng hợp prôtêin) là quá trình mã di truyền chứa trong mARN đƣợc chuyển thành trình tự các axit amin trong: a. prôtêin b. chuổi polipeptit của prôtêin c. cấu trúc bậc 3 của prôtêin d. cấu trúc bậc 4 của prôtêin 53.Bản chất mối quan hệ giữa ADN – ARN – prôtêin là: a.trình tự các bộ ba mã gốc – trình tự các bộ ba mã sao – trình tự các axit amin b.trình tự các nuclêôtit – trình tự các ribônuclêôtit – trình tự các axit amin c.trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung - trình tự các ribônuclêôtit – trình tự các axit amin d. trình tự các cặp nuclêôtit - trình tự các ribônuclêôtit – trình tự các axit amin 54. Sự hoạt hóa aa tự do là: a. aa tự do được gắn với mARN b. aa tự do được ghép vào chuỗi polipeptit c. aa tự do được tARN mang đến ribôxôm d. aa tự do gắn với tARN tạo nên phức hợp tARN – aa nhờ năng lượng ATP 55. Sự dịch chuyển của ribôxôm trên mARN xảy ra ngay sau khi: a. một tARN mang aa đi vào vị trí bên cạnh b. một liên kết peptit được hình thành c. một phân tử tARN được tách ra khỏi nó d. tARN mang axit amin cũ rời khỏi ribôxôm 56. Nhiều ribôxôm cùng dịch mã cho một phân tử mARN đƣợc gọi là: a. chuỗi polipeptit b. chuỗi polinuclêôxôm c. chuỗi poliribôxôm d. chuỗi polinuclêôtit 57. Trâu, bò, ngựa, thỏ ,… đều ăn cỏ nhƣng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do: a. bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau b. có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp của các nu c. do cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau d. do có quá trình trao đổi chất khác nhau 58.Một gen có 81 chu kì. Khi gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin sẽ cần môi trƣờng cung cấp bao nhiêu aa: a. 270 b. 269 c. 540 d. 539 u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 5 BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN LÍ THUYẾT 1.Mô hình cấu trúc của opêron Lac -Vùng khởi động (P): nơi mà ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã -Vùng vận hành (O): nơi liên kết với prôtêin ức chế làm ngăn cản quá trình phiên mã. -Nhóm gen cấu trúc: quy định tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào. 2.Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli a.Khi môi trường không có lactôzơ Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin này bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã gen cấu trúc không hoạt động. b. Khi môi trường có lactôzơ -lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó  prôtêin ức chế không kết hợp với vùng vận hành. ARN polimeraza liên kết vùng khởi động tiến hành phiên mã, dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. -Khi lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế được giải phóng và đến bám vào vùng vận hành, quá trình phiên mã dừng lại. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 61.Trình tự các thành phần của 1 opêrôn Lac theo Jacôp và Mônô a. nhóm gen cấu trúc – vùng khởi động (P) – vùng vận hành(O) b. gen điều hòa – vùng khởi động (P) – vùng vận hành(O) c. vùng khởi động (P) – vùng vận hành(O) – nhóm gen cấu trúc d. vùng vận hành(O) - vùng khởi động (P) – nhóm gen cấu trúc 62. Điều hòa hoạt động của gen đƣợc khái quát nhƣ thế nào? a.Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng. b. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. c.Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng d.Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. 63.Cơ chế điều hòa hoạt động của gen đã đƣợc Jacôp và Mônô phát hiện ở: a. ruồi giấm b.đậu hà lan c.vi khuẩn E.coli d.người 64.Trong hoạt động của opêron Lac ở E.coli thì chất cảm ứng là: a. glucôzơ b.lactôzơ c.mantôzơ d.saccarôzơ 65.Cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli dựa vào tƣơng tác của prôtêin ức chế với: a. vùng khởi động b.vùng vận hành C. nhóm gen cấu trúc d. sự thay đổi của môi trường 67.Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở E.coli, chất ức chế có vai trò: a. gắn vào vùng khởi động và làm mất tác dụng của gen này b. gắn vào vùng vận hành để cản trở sự hoạt động của enzim ARN polimeraza c. kết hợp với enzim ARN polimeraza làm mất khả năng xúc tác cho quá trình sao mã d. ức chế trực tiếp hoạt động sao mã của các gen cấu trúc 68. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở E.coli, gen điều hòa có vai trò: a. nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của gen sao mã b.mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động c. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành d.nơi tiếp xúc của enzim ARN polimeraza BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN 1. i niệm u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 6 -Đột biến gen (đột biến điểm) là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. -Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình. 2. Các dạn đột biến en -Đột biến thay thế một cặp nu: làm thay đổi một côdon trên mARN có thể thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit. -Đột biến mất hoặc thêm một cặp nu: làm thay đổi các côdon trên mARN từ điểm xảy ra đột biến  thay đổi trình tự aa trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin. 3.Nguyên nhân -Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học hoặc do rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào. 4.Cơ c ế p t sin đột biến - Các tác nhân đột biến gây ra những sai sót trong qúa trình tự nhân đôi của ADN  mất, thêm, thay thế cặp nu. - Ví dụ: + sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN  thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. G–XG–TA–T + tác động của tác nhân hoá học như 5 – BU  thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. A – T  A – 5BU  G – 5BU  G - X 5 . ậu quả - Đột biến gen có thể có hại biến có lợi, trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi, có hại phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường. - Phần lớn đột biến điểm thường vô hại. 6. ý n ĩa Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 69.Đột biến gen (đột biến điểm) là sự biến đổi a.một cặp nuclêôtit trong gen b.về kiểu hình của sinh vật c.một hay một số tính trạng d.gen trội thành gen lặn 70.Đột biến gen xảy ra ở a.sinh vật nhân sơ b.sinh vật nhân thực đa bào c.sinh vật nhân thực đơn bào d.tất cả các loài sinh vật 71. Thể đột biến là cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện: a.ở kiểu hình b.kiểu hình trung gian c.kiểu hình trội d.kiểu hình lặn 72.Loại đột biến gen gây hậu quả lớn nhất là: a. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa b. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở cuối cùng c. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên sau bộ ba mở đầu d. mất 1 cặp nuclêôtit cuối cùng trước bộ ba kết thúc 73. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện đƣợc? a.Đột biến ở mã mở đầu b.Đột biến ở mã kết thúc c.Đột biến ở bộ ba giữa gen d.Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc 74.Những loại đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật là: a. thay thế và thêm một cặp nuclêôtit b. thay thế và mất một cặp nuclêôtit c. thay thế một cặp nuclêôtit trong 1 bộ ba mã hóa d. thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 trong bộ ba và mất một cặp nuclêôtit 75.Những loại đột biến gen gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật là: a. thay thế và thêm một cặp nuclêôtit b. thêm và mất một cặp nuclêôtit c. thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 trong bộ ba mã hóa d. thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 trong bộ ba mã hóa 76.Quan sát 2 đoạn mạch gốc trƣớc và sau đột biến: Trước: ………….A T G X X G T TA T G A T X……… Sau :…. .. ………A T G X X G T A T G A T X……… Đoạn gen trên xảy ra đột biến: a.thêm nuclêôtit b.mất nuclêôtit c.thay thế nuclêôtit d.lặp nuclêôtit u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 7 77.Loại đột biến gen làm tăng 1 liên kết hiđrô của gen a.thay thế cặp A – T bằng cặp G – X b.thay thế cặp A – T bằng cặp T – A c.thêm một cặp nuclêôtit d.mất một cặp nuclêôtit 78. Loại đột biến gen không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen a.thay thế cặp A – T bằng cặp G – X b.thay thế cặp A – T bằng cặp T – A c.thêm một cặp nuclêôtit d.mất một cặp nuclêôtit 79. Những dạng đột biến không làm thay đổi số lƣợng nuclêôtit của gen là: a.mất và thêm một cặp nuclêôtit b.mất và thay thế một cặp nuclêôtit c.thêm và thay thế một cặp nuclêôtit d.thay thế 1 hoặc 2 cặp nuclêôtit 80. Đặc điểm không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit: a.làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba b.chỉ liên quan tới 1 bộ ba c.dễ xảy ra hơn các loại đột biến khác d.dễ thấy thể đột biến 81. Trong một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a. Thể đột biến có kiểu gen là: a.AA b.aa c.Aa d.Aa và aa 82.Trong một quần thể thực vật có alen a bị đột biến thành alen A. Thể đột biến có kiểu gen là: a.AA b.aa c.Aa d.Aa và AA 83.hoá chất gây đột biến nhân tạo 5 Brom uraxin (5 –BU) thƣờng gây đột biến gen dạng a. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T b. thay thế cặp G – X bằng cặp X - G c. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X d. thay thế cặp T – A bằng cặp A - T 84.Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng a. đột biến gen lặn không biểu hiện được b. đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp c. đột biến gen lăn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp d. đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp 85. Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brom Uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế đƣợc mô tả theo sơ đồ a. A-T -> X-5BU-> G-5BU->G-X b. A-T -> A-5BU -> G-5BU -> G-X c. A-T -> G-5BU -> X-5BU -> G-X d. A-T -> G-5BU -> G-5BU -> G-X 0 86.Một gen cấu trúc dài 4080 A , có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lƣợng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là: a. A=T= 720; G=X= 480 b. A=T= 419; G=X= 721 c. A= T= 719; G= X= 481 d. A=T= 721; G=X= 497 87.Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidro và có khối lƣợng 108.104 đvC, số nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến là a. A = T = 601; G = X = 1199 b. T = A = 598; G = X = 1202 c. T = A = 599; G = X = 1201 d. A = T = 600; G = X = 1200 0 88. gen A dài 4080 A bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trƣờng nội bào đã cung cấp 2398 nucleotit . Đột biến trên thuộc dạng a. mất 1 cặp nucleotit b. thêm 1 cặp nucleotit c. mất 2 cặp nucleotit d. thêm 2 cặp nucleotit 89. gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen b, gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđro. Số nucleotit mỗi loại của gen b là: a. A = T = 250; G = X = 390 b. A = T= 251; G= X = 389 c. A = T = 610; G = X = 390 d. A = T = 249; G = X = 391 BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I. CẤU TRÚC ST 1. Sin vật n ân sơ NST là phân tử ADN kép, dạng vòng, không kết hợp với prôtêin histôn. 2. Sin vật n ân t ực a. Cấu trúc iển vi -NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST có eo thứ 2( nơi tổng hợp rARN). -NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V,.. đường kính 0,2 – 2  m, dài 0,2 – 50  m. -Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 8 b.Cấu trúc si u iển vi -NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin( histôn) -(ADN + prôtêin) nuclêôxôm (mỗi nuclêôxôm là 1 dạng khối cầu, lõi là 8 phân tử histôn, quấn bên 3 ngoài là 1 đoạn ADN chứa 146 nu, quấn 1 vòng)  sợi cơ bản (d = 11 nm)  sợi nhiễm sắc (d: 25- 30 4 nm)  ống siêu xoắn (d = 300nm)  sợi crômatit (d = 700nm) – NST. II. ĐỘT BIẾ CẤU TRÚC ST i niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. - Cơ c ế c un của đột biến cấu trúc ST:các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST làm phá vở cấu trúc NST  thay đổi trình tự và số lượng gen, thay đổi hình dạng NST. - ậu quả c un : đột biến cấu trúc NST thường thay đổi số lượng, vị trí các gen trên NST, gây mất cân bằng gen  thường gây hại cho thể đột biến. - C c loại đột biến cấu trúc NST. Tiêu chí Mất đoạn Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn Khái niệm 1 đoạn NST nào đó 1 đoạn NST nào 1 đoạn NST nào đó 1 đoạn NST chuyển mất đi. đó lặp lại 1 hay đứt ra rồi đảo ngược sang vị trí khác trên nhiều lần 1800 và nối lại cùng NST hoặc trao đổi giữa các NST. Hậu quả Làm giảm số lượng - Làm tăng số Vật chất di truyền - Chuyển đoạn giữa gen trên NST  mất lượng gen trên không bị mất  đa 2 NST không tương cân bằng gen  NST tăng hoặc số ít ảnh hưởng đến đồng làm thay đổi giảm sức sống hoặc giảm cường độ sức sống. nhóm gen liên kết. gây chết. biểu hiện của tính - Thay đổi vị trí gen - Chuyển đoạn lớn: trạng. trên NST  thay đổi gây chết hoặc mất mức độ hoạt động khả năng sinh sản. của gen có thể gây chuyển đoạn nhỏ: ít hại. ảnh hưởng tới sức - Một số thể dị hợp sống đảo đoạn khi giảm phân tạo giao tử không bình thường  giảm khả năng sinh sản. ý nghĩa Tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. ứng dụng: loại bỏ gen xấu, chuyển gen, lập bản đồ di truyền. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 90. Vật chất di truyền của vi khuẩn là: a. phân tử ADN trần, dạng vòng, không kết hợp với prôtêin histôn. c. 1 NST mạch xoắn kép có dạng vòng b. phân tử ADN trần, dạng vòng, kết hợp với prôtêin histôn. d. bộ NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc. 92.Bộ NST lƣỡng bội của ngƣời là: a.44 b.46 c.48 d.50 93.Cặp NST tƣơng đồng là cặp NST: a. giống nhau về hình thái, kích thứơc, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ b. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thứơc, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. c. giống nhau về hình thái, kích thứơc, cùng có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. d. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thứơc, cùng có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. 94.Tại kì giữa, mỗi NST gồm: a. 1 sợi crômatit b. 2 sợi crômatit tách rời nhau c. 2 sợi crômatit dính nhau ở tâm động d. 1 sợi crômatit ở dạng kép u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 9 95.Ở lúa nƣớc 2n = 24, 1 tế bào đang thực hiện nguyên phân, số lƣợng NST ở kì đầu là: a. 24 NST đơn b. 24 NST kép c. 48 NST đơn d. 12 NST kép 96.Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là: a. nuclêôtit b.ribônuclêôtit c.nuclêôxôm d.axit amin 97.Trong mỗi nuclêôxôm, 1 đoạn ADN quấn quanh lõi prôtêin bao nhiêu vòng? 1 1 3 a. 2 vòng b.1 vòng c. 1 vòng d. 1 vòng 2 4 4 98.Trong mỗi nuclêôxôm, đoạn ADN chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? a. 140 b.142 c.144 d.146 99.Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò: a. tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân b.tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào c. tạo thuận lợi cho các NST giữ vững cấu trúc trong quá trình phân bào d. tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào. 100.Những mô tả nào sau đây về NST giới tính là đúng: a. đa số động vật chỉ có 1 cặp NST giới tính, khác nhau ở mỗi giới b. NST giới tính gồm 1 cặp đồng dạng, khác nhau ở 2 giới c. NST giới tính gồm nhiều cặp đồng dạng giống nhau ở 2 giới d. ở động vật, cặp NST giới tính ở con cái là XX, con đực là XY 101.Đột biến NST là: a. những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST b. những biến đổi đột ngột về số lượng NST c. những biến đổi về trình tự và số lượng gen trong tế bào d. những biến đổi đột ngột về cấu trúc và số lượng NST 102.Đột biến cấu trúc NST là biến đổi A. của NST về cấu trúc gây ra mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST. B. số lượng NST ở một vài cặp hay toàn bộ các cặp trong tế bào. C. của NST về cấu trúc hay số lượng. D. của NST về số lượng gây ra dị bội thể hay đa bội thể. 103. Trong đột biến NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Đột biến này đƣợc gọi là đột biến A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST. 104.Những dạng đột biến cấu trúc NST là: a.mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn b.mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit c.mất một hoặc một số cặp NST d.thêm, thay thế một hoặc một số cặp NST 105.Dạng đột biến làm giảm số lƣợng gen trên NST là: a. mất đoạn và lặp đoạn b. lặp đoạn và đảo đoạn c. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ d. chuyển đoạn không tương hỗ và mất đoạn 106.Dạng đột biến không làm thay đổi thành phần, số lƣợng gen trên NST là: a. mất đoạn b. lặp đoạn c. đảo đoạn d. chuyển đoạn 107. Dạng đột biến làm tăng số lƣợng gen trên NST là: A.đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ B. mất đoạn và lặp đoạn C.chuyển đoạn không tương hỗ và lặp đoạn D.lặp đoạn và đảo đoạn 108.Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp các gen nhƣ sau: ABCDEFGH. Đột biến làm cho trình tự các gen trên NST có trình tự thay đổi là:ABEDCFGH. Đây là dạng đột biến: a. mất đoạn b. lặp đoạn c. đảo đoạn d. chuyển đoạn 109. Cho một NST gồm 8 đoạn: 1 2 3 4 5 * 6 7 8 (* kí hiệu là tâm động). Sau khi bị đột biến, NST này có các đoạn là 3 4 6 * 5 7 8. Chứng tỏ NST này đã A. mất hai cặp nucleotit 1 2 và đảo cặp nucleotit 5 * 6 một góc 180o. B. mất hai đoạn 1 2, đồng thời đảo đoạn 6 * 5 một góc 180o. C. mất hai đoạn 1 2, đồng thời đảo đoạn 5 * 6 một góc 180o. D. mất hai đoạn 1 2, đồng thời chuyển đoạn tương hỗ giữa 5 và 6. 110. Hiện tƣợng đảo đoạn là do: a.một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó u n Du n Tr n T TC u n n V ơn SĐT: 0988222106 Trang 10