Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập đề Những đứa con trong gia đình

013360099749c8eb52f9fac74aa7c01f
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 27 tháng 1 2021 lúc 5:07:32 | Được cập nhật: hôm kia lúc 14:07:46 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 245 | Lượt Download: 3 | File size: 0.019681 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 12.2. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

III. Đề và hướng dẫn giải đề: 1. Các câu hỏi có thể ra thi: Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Để 2: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến. Đề 3: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, nhân vật chú Năm nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt. 2. Gợi ý giải đề: a) Đề 1: Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ + Tổng quát: - Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm. - Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. + Phân tích: - Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động. - Yêu thương, gắn bó với gia đình. - Gan góc, quả cảm. - Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng. + Đánh giá: - Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm. - Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ. - Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật. - So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn Thi là những “nhà văn của nông dân Nam Bộ” , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải phóng “đậm chất Nam Bộ”. b) Để 2: So sánh tính cách hai nhân vật Việt và Chiến. + Chiến: là hình bóng của người Má: dẫu có lúc trẻ con nhưng đã tiềm ẩn những nét đẹp của người con gái trưởng thành (tháo vát, chăm lo thu xếp việc gia đình, yêu thương em). + Việt: có sự trẻ con, hiếu động của một cậu con trai mới lớn (trong khi chị lo toan việc nhà thì Việt phó thác cho chị và có những biểu hiện rất trẻ con: “lăn kềnh ra ván cười”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết…) So sánh đoạn đối thoại trước khi lên đường của hai chị em.ð + Điểm chung của hai nhân vật: yêu thương gia đình, căm thù giặc, gan góc, bất khuất, dũng cảm. + Đánh giá: - Mỗi nhân vật được xây dựng với những nét tính cách riêng biệt, đặc sắc, hợp thành hình tượng tuổi trẻ chống Mĩ miền Nam. - Hai chị em là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật > “chất Nam Bộ” trong văn Nguyễn Đình Thi. c) Đề 3: Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt. 1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.Có thể hiểu: - Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống. - Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy. Chứng minh: - Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm: + Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa. + Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình). - Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống: + Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó + Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng. + ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu. + Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả. - Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống: + Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ. - >So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má. + Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư. + Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù. -> Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công. 2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [....], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". + Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại. + Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. + Giải thích câu nói của chú Năm. + Phân tích và chứng minh tính liên tục của dòng chảy truyền thống gia đình: - Má và chú Năm. - Chiến và Việt. + Đánh giá: - Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là một khúc trong dòng sông truyền thống gia đình. - Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > “nhà văn của nông dân Nam Bộ”.ng chiến chống đế quốc Mĩ.