Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

b6ed2befacc42d693c1d8585a44e43be
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 27 tháng 1 2021 lúc 5:04:52 | Được cập nhật: 12 giờ trước (5:33:10) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 222 | Lượt Download: 0 | File size: 0.022592 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 4.2. ĐẤT NƯỚC

5. Câu hỏi có thể ra thi: Câu 1. (2 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích “Đất nước”. Câu 2. (2 điểm): Ở phần đầu, đất nước được cảm nhận với sự thống nhất của ba phương diện: chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian. Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào? Câu 3. (2 điểm): Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Hướng dẫn: - Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột. hạt gạo xay, giã, dần sàng, hòn than, con cúi…); Có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa. Cách vận dụng của tác giả là thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết. cổ tích, trừ trường hợp câu dân ca Bình- Trị- Thiên được lấy lại nguyên vẹn “Con chim phượng hoàng … biển khơi”. - Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng. Câu 4. (5 điểm): Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi …… Đất nước có từ ngày đó”

Hướng dẫn: - Đây là 9 câu thơ đầu tiên của đoạn trích, là sự lí giải và cảm nhận Đất Nước ở phương diện lịch sử, văn hoá. - Đất nước có từ rất xa xưa, thật dung dị, đời thường: + Đất Nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể- có từ rất xưa rồi + Đất Nước gắn liền với miếng trầu bà ăn- gắn với thuần phong mĩ tục. + Đất nước gắn với những dãy tre làng- gắn với truyền thống yêu nước + Đất Nước gắn với “bới” tóc của mẹ- thói quen hàng ngày của những người phụ nữ VN ngày xưa. + Đất Nước gắn với gừng cay, muối mặn- những gia vị hàng ngày rất quen thuộc nhưng cũng là lối sống tình nghĩa thủy chung của con người. + Đất Nước hiện hình trong những sự vật gần gũi: cái kèo, cái cột + Đất nước gắn với truyền thống lao động cần cù: hạt gạo một nắng hai sương. - So sánh để làm nổi bật sự khác biệt trong cách cảm nhận về Đất Nước: - Như vậy, trong những cảm nhận ban đầu của Nguyễn Khoa Điềm, khởi nguyên của đất nước chưa phải là những trang sử hào hùng với những chiến tích của thủa hồng hoang vĩ đại (dù sau này nhà thơ có nhắc đến Lạc Long Quân, Âu Cơ, đến thời đại các vua Hùng dựng nước) mà là những huyền thoại, những truyền thuyết, những phong tục, tập quán riêng biệt đã có từ ngàn đời. Lịch sử lâu đời của đất nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà được nhìn từ trong chiều sâu văn hóa và văn học dân gian. Đây cũng chính là điểm mới trong cách tìm về nguồn cội của đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện: Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân gian quen thuộc. Tóm lại, đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước : không siêu hình trừu tượng mà gắn bó thân thuộc với mỗi người, Đất Nước của nhân dân. Lời thơ giàu chất lạêu văn hoá dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng, sâu xa. Câu 5. (5 điểm): Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ sau:

Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng phu ……… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

Hướng dẫn: - Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là tư tưởng bao trùm của chương “Đất Nước” cũng như của cả trường ca: ca ngợi vai trò và sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoạn thơ từ câu:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… … Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tư tưởng này. - Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hoá với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đến con cóc, con gà ở Hạ Long, chín mươi chín con voi về dựng đất Tổ Hùng Vương đến Đà Nẵng với núi Bút, non Nghiên, miền Nam với những cánh đồng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. - Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân xả thân từ những gì có thật. + Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm mỏi mòn hoá đá. + Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước. + Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống. + Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước. Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha ông để lại. Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Dáng hình Đất Nước được tạc nên từ bao mất mát, đau thương vui buồn hạnh phúc… của nhân dân. Chính họ đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất… chứ không phải chỉ từ bàn tay tạo hoá. - Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:

Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình… núi sông ta”

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi thường:

Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Chính họ đã làm ra Đất Nước”

- Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương thơ và bản trường ca: Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại - Tư tưởng chủ đạo của chương được thể hiện bằng hình thức trữ tình chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị: chính người dân-những con người vô danh đã kiến tạo và bảo vệ Đất Nước, xây dựng truyền thống văn hóa lịch sử ngàn đời. Lý lẽ ấy không phát biểu một cách khô khan mà bằng hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi tha thiết. - Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ. - Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”- tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc. - Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong thơ ca. Câu 6 (5 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng ….. Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Hướng dẫn: * Qua đoạn thơ tác giả đã biểu dương, ngợi ca vai trò của lịch sử, sức mạnh lớn lao kì diệu của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước - Trong sự nghiệp dựng nước, nhân dân là người kiến tạo và bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần, truyền thống của dân tộc: ~ Cách dung từ họ: đại từ xưng hô số nhiều chỉ nhân dân- những con người bé nhỏ, bình thường thuộc đám đông trong xã hội, chứ không phải là các cá nhân anh hùng ~ Hệ thống các từ: giữ, truyền, gánh, đắp, be, dạy… được sử dụng đan dày trong đoạn thơ ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc. Nhân dân, bằng những việc làm cụ thể, bé nhỏ,rất đỗi bình dị mà thiết thực, ý nghĩa đã làm nên Đất Nước. ~ Các hình ảnh gắn với chuỗi động từ này: hạt lúa, lửa, giọng nói, tên xã, tên làng, đập, bờ… một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá, tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước ở toàn bộ chương V; mặt khác còn khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn. lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động- đó là những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của Đất Nước. Nhân dân cũng chính là người góp phần mở mang bờ cõi Đất Nước, khai sông, lấn biển qua mỗi chuyến di dân đầy gian khổ. - Trong cuộc đấu tranh giữ nước cũng chính là nhân dân chứ không ai khác viết lên trang sử bi tráng.Nhân dân, những con người “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ có nội thù thì vùng lên đánh bại” khẳng định đầy tự hào và sức mạnh lớn lao của nhân dân chống thù trong, giặc ngoài. Chính nhân dân đã hun đúc nên truyền thống kiên cường, bất khuất. Đó là truyền thống chứa đựng bản lĩnh của một dân tộc. * Cũng ở đoạn thơ này, để chuyền tải tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại, người viết đã tìm đến nguồn chất liệu dồi dào và vô cùng thích hợp: nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian. - Đoạn thơ có sự đan dệt của những ca dao, tục ngữ, hang loạt truyện cổ và vô vàn những tập quán, phong tục một cách sang tạo. Người viết có khi chỉ trích nguyên văn một câu ca dao: yêu em từ thủơ trong nôi, song phần lớn chỉ sử dụng ý, hình ảnh ca dao: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội; biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu. - Với thể thơ tự do, vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sang tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian; giọng điệu thơ có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, đoạn thơ đã thể hiện được những nét riêng, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm khi biểu dương tôn vinh vai trò lịch sử, sức mạnh kì diệu của nhân dân trong suốt trường kì lịch sử.