Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 27 tháng 5 2020 lúc 16:37:10


Mục lục
* * * * *

A. Lý thuyết

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

   + a gọi là cơ số.

   + n gọi là số mũ.

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau được gọi là phép nhân lũy thừa

Chú ý:

   + a2 gọi là a bình phương (hay bình phương của a)

   + a3 gọi là a lập phương (hay lập phương của a)

Ví dụ:

Lũy thừa với số mũ tự nhiên là: 26, 46, 79,....

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

Ví dụ:

   + 23.24 = 23+4 = 27

   + a2.a1 = a2+1 = a3

   + 42.45 = 42+5 = 47

B. Bài tập

Câu 1: Thực hiện các phép tính sau

a. 37.275.813

b. 1006.10005.100003

Hướng dẫn giải:

a. Ta có: 37.275.813 = 37.(33)5.(34)3 = 37.315.312 = 37+15+12 = 334

b. Ta có: 1006.10005.100003 = (102)6.(103)5.(104)3 = 1012.1015.1012 = 1012+15+12 = 1039

Câu 2: So sánh

a. 536 và 1124     b. 32n và 23n (n ∈ N*)     c. 523 và 6.522

Hướng dẫn giải:

a. Ta có: 536 = (53)12 = 12512

     1124 = (112)12 = 12112 . Mà 12512 > 12112 ⇒ 536 > 1124

b. Ta có: 32n = (32)n = 9n

     23n = (23)n = 8n . Với n ∈ N* thì 9n > 8n ⇒ 32n > 23n

c. Ta có: 523 = 5.522 < 6.522


Được cập nhật: 11 giờ trước (12:25:57) | Lượt xem: 538

Các bài học liên quan