Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 28 : Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

BÀI 28 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

 

I. Văn học, nghệ thuật

1. Văn học

- Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,...

-  Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du. Tác phầm này phản ánh những bất công và tộc ác trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân.

- Ngoài ra, thời kì này còn xuất hiện những tác giả nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,...

-  Nội dung các tác phẩm phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

2.  Nghệ thuật

-  Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, hát lí, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi.

-  Tranh dân gian xuất hiện, mang đậm tính dân tộc như tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo,...nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

-  Kiến trúc: chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội) cũng là những công trình đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc thời kì này.

Cố đô Huế
Cố đô Huế

Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương

-  Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa. Đặc biệt là 18 pho tượng chùa Tây Phương với những phong cách, sắc thái khác nhau.

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Các vị La Hán chùa Tây Phương

 

II. GIÁO DỤC, KHOA HỌC – KỸ THUẬT

1.  Giáo dục, thi cử

-  Triều Tây Sơn: Quang Trung ban chiếu lập học, mở đường công các làng xã để con em nhân dân có điều kiện học tập, đưa chữ Nôm vào thi cử.

-  Thời Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, thành lập "Tứ dịch quán" năm 1836 để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).

2.  Sử học, địa lý, y học

- Thời kì này, những công trình nghiên cứu sử học, địa lí có những bước phát triển quan trọng.

- Sử học: Bộ Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. Tác giả tiêu biểu là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú.

- Địa lí: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định.

- Y học: Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông). Lê Hữu Trác là người thầy thuốc rất nổi tiếng thời kì này, ông thông cảm sâu sắc với cuộc sống cùng cực của nhân dân. 

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

3. Những thành tựu về kỹ thuật.

- Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng và du nhập vào nước ta.

-  Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên lý.

-  Chế tạo máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng hơi nước

=> Chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu ?

Trả lời :

Một số tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm :

- " Truyện Kiều" của Nguyễn Du

- " Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn

- " Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương

- " Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

2. Văn học thời kì này phản ánh điều gì ?

Trả lời :

Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam

3. Vì sao văn học thời kì này lại phát triển rực rỡ đạt đến đỉnh cao như vậy ?

Trả lời :

Văn học thời kì này lại phát triển rực rỡ đạt đến đỉnh cao như vậy vì :

- Sự suy thoái mục nát của chế độ phong kiến đương thời

- Lại thời kỳ vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp bị trị đã giúp cho các nhà văn nhận rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời, giúp cho họ thể hiện sâu sắc điều đó trong các tác phẩm của mình

4. Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc ta ?

Trả lời :

- Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lến sự phát triển ngày càng phong phú và hoàn thiện của chữ Nôm

- Văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng, chứng tỏ cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng

5. Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào ?

Trả lời :

Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại sân khấu, tuồng, chèo, quan họ, hát lí, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi

6. Quan sát hình 66, SGK trang 143, em hãy cho biết tranh vẽ cảnh "Chăn trâu thổi sáo" nói lên điều gì ?

Trả lời :

Tranh vẽ cảnh " Chăn trâu thổi sáo" nói lên rằng đây không phải là việc nặng nhọc, vất vả mà là một cảnh lao động vui chơi, nhàn nhã. Bức tranh toát lên vẻ đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, dù trong hoàn cảnh nào con người cũng tràn đầy niềm lạc quan yêu đời

7. Em có nhận xét gì về đề tài của tranh dân gian ?

Trả lời :

Tranh Đông Hồ nói riêng, tranh dân gian nói chung mang đậm bản săc dân tộc và truyền thống yêu nước, ca ngợi cuộc sống lao động và sản xuất của dân gian ta

8. Nêu một số công trình kiến trúc nổi tiến nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là :

- Chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây)

- Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh)

- Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)

9. Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào ?

Trả lời :

Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tổ với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huệ có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.

10. Quan sát hình 67, SGK trang 144, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các nghệ nhân thế kỉ XVIII - XIX ?

Trả lời :

- Bức ảnh trong SGK chụp một phần của cùa Tây Phương, trong đó nổi bật cấu trúc mái chùa, thể hiện nghệ thuật kiến trúc độc đáo, tinh xảo của các nghệ nhân xưa đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có của chùa Tây Phương

- Tường chùa được hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, không trát vôi, điểm những cửa sổ với những biểu tượng "sắc" và "không". Hiện nay chùa Tây Phương vẫn lưu giữ được nhiều di vật quý như 62 pho tượng Phật trong đó có 18 vị La Hán (Phật Tổ"; chuông đồng đúc năm Bính Thìn (1796)...Chùa Tây Phương không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây mà còn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam

11. Nghệ thuật nước ta thế kỉ  XVIII - đầu thế kỉ XIX  có những nét gì đặc sắc so với các thế kỷ trước đó ?

Trả lời :

Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này phát triển phong phú, có nhiều nét mới so với các thế kỉ trước.

- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dan ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.

- Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hện niềm lạc quan, yêu đời.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.

12. Tình hình giáo dục, thi cử thế kỉ  XVIII - đầu thế kỉ XIX như thế nào ?

Trả lời :

- Thời Tây Sơn, với tnh thần dân tộc quật cường, Quang Trung ra chiếu học chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, cho mở trường công ở các xã để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.

- Đến nửa đầu thế kỉ XIX - thời Nguyễn, tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi. Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học. Đáng chú ý là nawm1836, Minh Mạng cho thành lập "Tứ dịch quán" để dạy tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Xiêm)

13. Trong thời kì thế kỉ  XVIII - đầu thế kỉ XIX, sử học nước ta có những tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu ?

Trả lời :

- Triều Tây Sơn có bộ "Đại Việt sử kí tiền biên"

- Sử quán triều Nguyễn có "Đại Nam thực lục", "Đại Nam liệt truyện"...

- Lê Quý Đôn có "Đại Việt thông sử", "Phủ biên tạp lục","Kiến Văn tiêu lục"...

- Phan Huy Chú có bộ "Lịch triều hiến chương loại chí"

14. Giới thiệu đôi nét về Lê Hữu Trác và cho biết những cống hiến của ông đối với ngành y dược của dân tộc ?

Trả lời :

- Lê Hữu Trác (Hải thượng Lãn Ông) sinh ngày 12-1-1720 tại trấn Nghệ An. Nguyên quán ở xã Liêu Xá, tổng Thượng Tống, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Mĩ Văn, tỉnh Hưng Yên), là con thứ 7 của quan Thượng thư Bộ Lễ, Tiến sĩ Lê Hữu Mưu, mẹ là Bùi Thị Thưởng

- Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hương cống, nhưng do chán con đường công danh nên ông đã chọn lãng du đây đó tìm phương giúp đời. Trong một lần ông bị mắc bệnh nặng và được một lương y giỏi cứu sống, từ đó ông chuyên tâm học thuốc, trị bệnh cứu người. Chẳng bao lâu sau, ông trở nên nổi tiếng. Vua Lê Cảnh Hưng (Hiển Tông) hạ chiếu triệu ông về Kinh thành chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và Thế tử Trịnh Cán. Ông được vua phong ban Ngự y song ông không nhận và xin về quê chữa bệnh, dậy học.

- Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn 40 năm về kết quả nghiên cứu các tác phẩm y học của người xưa, ông đã viết nên bộ sách " Hải Thượng y tông lâm lĩnh" gồm 66 quyển được đánh giá là "Bách khoa toàn thư" về y dược của thế kỉ XVIII. Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị.

- Ông qua đời năm 1791, thọ 71 tuổi. Ông được Nhà nước ta chọn là người khai sáng, là đại biểu cho sự kết tinh của nền y học Việt Nam với tôn danh "Y tổ Việt Nam"

15. Trình bày những thành tựu về kỹ thuật cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX ?

Trả lời :

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta :

- Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên kí sau hai năm sống ở Hà Lan

- Thợ thủ công của nhà nước (Thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.

- Trên cơ sở nghiên cứu tàu thủy của phương Tây, năm 1839, các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước. Khi cho tàu chạy thử trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng"

- Nhưng thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ sự cần cù học hỏi, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giời

16. Những thành tựu của khoa học kỹ thuật nước ta thời kỳ này phản ánh điều gì ?

Trả lời :

Những thành tựu của khoa học kỹ thuật nước ta thời kỳ này chứng tỏ :

- Nhân dân ta biết tiếp thu một số thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của phương Tây

- Tài năng và khả năng vươn lên của nhân dân để vượt qua được những tình trạng lạc hậu, nghèo nàn

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm