Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2 : Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

BÀI 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

 

1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

* Nguyên nhân: do sản xuất phát triển, cần thị trường, nguyện liệu, vàng bạc.
* Điều kiện: sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiến bộ –  cho phép đóng tàu lớn và có la bàn để con người có thể vượt trùng dương xa xôi, tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới.
*Những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
+  1487, B. Di- a - xơ vòng qua cực Nam châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
+   8- 1492, C. Cô-lôm-bô từ Tây Ban Nha đi về hướng tây đến biển Ca ri bê, đặt chân đến châu Mỹ
+   1497, Va-xcô đơ Ga-ma từ Lix-bon, đến Ca-li-cút (Tây Ấn Độ).
+   1519- 1522, Ph.Ma-gien-lan lần đầu tien đã đi vòng quanh Trái Đất.

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí
Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

 

* Kết quả - ý nghĩa: tìm ra con đường biển mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cũng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu:

-  Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc, thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng.
-  Nhờ có vốn, công nhân làm thuê, các quý tộc, thương nhân lập xưởng sản xuất, công ty thương mại, những đồn điền rộng lớn.

=> các chủ xưởng, chủ đồn điền, và những thương nhân giàu có đó trở thành giai cấp tư sản.

- Những người làm thuê bị giai cấp tư sản bóc lột sức lao động đến kiệt quệ, trở thành giai cấp vô sản
- Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời ngay trong lòng chế độ phong kiến.
- Hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ?

Trả lời :

Do nhu cầu phát triển sản xuất, tiến bộ về kĩ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và thị trường ngày một tăng. Vì thế các thương nhân châu Âu muốn tìm những "mảnh đất vàng".

2. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu ?

Trả lời :

Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu hướng sang Ấn Độ và các nước phương Đông, bởi con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.

3. Nêu tóm tắt cuộc hành trình của các nhà phát kiến địa lí theo yêu cầu sau : Thời gian, các nhà phát kiến địa lí, những nơi họ đến ?

Trả lời 

Thời gian

Các nhà phát kiến địa lí

Những nơi họ đến

1487

B.Đi-a-xơ

Đi vòng qua điểm cực Nam của châu Phi

1498

Va-xcô đơ Ga-ma

Đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập bean Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ

1492

C.Cô-lôm-bô

Tìm ra châu Mĩ

1519-1522

Ph.Ma-gien-lan

Đi vòng quanh Trái Đất

4. Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B.Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C.Cô-lôm-bô, Ph.Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí ?

Trả lời :

Những cuộc thám hiểm trên là những phát kiến lớn về địa lí vì : Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.

5. Cuộc hành trình của C.Cô-lôm-bô như thế  nào ?

Trả lời :

C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ 90 người trên 3 chiếc tàu từ Tây Ban Nha ra Đại Tây Dương. Ông đến Cu ba, Ăng-ti sau đó quay Tây Ban Nha. Sau đó tiếp tục hành trình tới châu Mĩ mà ông nhầm tưởng là Ấn Độ. Chính C.Cô-lôm-bô là người tìm ra châu Mĩ

6. Hãy trình bày sơ lược những nơi mà Ph.Ma-gien-lan đã đến trong cuộc hành trình của mình?

Trả lời :

- Vòng quanh điểm cực Nam châu Phi

- Tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương

- Đến quần đảo Phi-lip-pin. Tại đây đây, ông bị mất do giao chiến với thổ dân.

7. Em hãy cho biết ý nghĩa những cuộc phát kiến địa lí ?

Trả lời :

Những cuộc phát kiến địa lí được coi là một cuộc cách mạng trong giao thông và tri thức. Nó đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô  tận, đồng thời góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển

8. Những cuộc phát kiến có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu ?

Trả lời :

- Cuộc phát kiến địa lí góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô tận, vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

- Làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở châu Âu

9. Nêu tóm tắt các cuộc hành trình của các nhà phát kiến địa lí ở châu Âu ?

Trả lời :

- B.Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam Châu Phi vào năm 1487.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ 90 người trên 3 chiếc tàu từ Tây Ban Nha ra Đại Tây Dương. Ông đến Cu ba, Ăng-ti sau đó quay Tây Ban Nha. Sau đó tiếp tục hành trình tới châu Mĩ mà ông nhầm tưởng là Ấn Độ. Chính C.Cô-lôm-bô là người tìm ra châu Mĩ.

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy một đội tàu gồm 4 chiếc với 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi, đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ.

- Ph.Ma-gien-lan là quý tộc Bồ Đào Nha, có học thức, ông được vua chúa nước ngoài trả cho một khoản tiền lớn để chỉ huy các cuộc thám hiểm. Ông là người đầu tiên cùng với đoàn thám hiểm đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522.

10. Quan sát hình 4 SGK trang 6, em hãy giới thiệu đôi nét về C.Cô-lôm-bô ?

Trả lời :

Cri-xtốp Cô-lôm-bô sinh năm 1451 ở Giên (I-ta-li-a), xuất thân trong một gia đình thợ dệt ở Giê-nô-va. Ông sớm được biết đến là một người đầy nghị lực, ham học hỏi, muốn khám phá những điều mới mử, đặc biệt rất say mê với nghề hàng hải. Thời thiếu niên, ông đã từng đặt chân đến Ghi-nê và Anh. Ngoài 20 tuổi, ông đã trở thành người thủy thủ từng trải. Trong một dịp tình cờ, ông đọc được cuốn " Những điều mắt thấy tai nghe ở phương Đông" của Mác-cô-pô-lô, từ đó ông ấp ủ ý muốn được sang phương Đông tìm kiếm của cải.

11. Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đôi ngũ công nhân làm thuê ?

Trả lời :

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tốc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng và các nhà tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu.

- Họ còn tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem đi bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân công. Ở trong nước, quý tộc phong kiến và tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Hàng vạn nông nô không có ruộng cấy, trở thành người đi lang thang, cuối cùng buộc phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Thế là các nhà tư sản đã có được một đội ngũ đông đảo những người làm thuê.

12. Những việc làm trên có tác động gì đối với kinh tế và xã hội Tây Âu ?

Trả lời :

- Về kinh tế : Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ra đời đó là công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền hay trang trại

- Về xã hội : Các giai cấp mới được hình thành : giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

- Về chính trị : Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến => đấu tranh chống phong kiến

13. Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?

Trả lời :

- Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giầu có. Họ lập ra các xưởng sản xuất với quy mô lớn, mở rộng kinh doanh và họ trở thành giai cấp tư sản.

- Những nông nô bị mất ruộng đất không có việc làm phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản, họ trở thành giai cấp vô sản.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm