Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)

 Kiến thức trọng tâm

1. Tìm hiểu về Ngô Quyền

  • Ngô Quyền là người ở làng Đường Lâm (Hà Tây, Hà Nội).
  • Là con rể Dương Đình Nghệ
  • Là người giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán năm 931
  • Là người có tài và yêu nước.

2. Chiến thắng Bạch Đằng

  • Nguyên nhân: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
  • Diễn biến:
    • Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
    • Ngô Quyền cho lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
    • Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
    • Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
  • Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

CH: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? Kết quả ra sao?

Trả lời:

  • Kế đánh giặc của Ngô Quyền là: Lợi dụng lúc thủy triều lên, xuống cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiêm yếu ở sông Bạch Đằng. Sau đó quân ta mai phục hai bên bờ sông để tấn công.
  • Kết quả: Quân Nam Hán, chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm