Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 52. Tinh bột và Xenlulozơ

A. TINH BỘT

I. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý và cấu tạo phân tử

- Tinh bột có trong các loại hạt củ, quả như lúa ngô khoai chuối xanh...

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Công thức phân tử của tinh bột là (-C6H12O5-)n. Phân tử gồm nhiều mắt xích -C6H12O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.

II. Tính chất hóa học.

1. Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ.

             (-C6H12O5-)n +nH2http://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cxrightarrow%5Bt%5E%7B0%7D%5D%7Baxit%7D C6H12O6 

2. Phản ứng với iot

- Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.

B. XENLULOZƠ

I. Trạng  thái thiên nhiên, tính chất vật lý và cấu tạo phân tử

- Xenlulozơ là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa...

- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

- Công thức của xenlulozơ là (-C6H10O5-)n. Phân tử cũng gồm nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau, nhưng số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10.000 - 14.000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.

II. Tính chất hóa học

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ

(-C6H10O5-)n + nH2http://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cxrightarrow%5Bt%5E%7B0%7D%5D%7Baxit%7D nC6H12O6

C. Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh

- Nhờ năng lượng ánh sáng và chất diệp lục (clorophin) cây xanh tổng hợp được tinh bột và xenlulozơ từ CO2 và H2O.

6nCO2 + 5nH2http://latex.codecogs.com/gif.latex?%5Cxrightarrow%5Bclorophin%5D%7Bas%7D(C6H10O5) + 6nO2

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm