Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ

Kim loại kiềm:

  • Vị trí trong bảng tuần hoàn: Nhóm IA
  • Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1
  • Tính chất hóa học đặc trưng: tính khử mạnh nhất trong các kim loại

M → M+ + e

  • Điều chế: điện phân nóng chảy muối halogenua:

2MX →(đk: đpnc) 2M + X2

Kim loại kiềm thổ:

  • Vị trí trong bảng tuần hoàn: nhóm IIA
  • Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2
  • Tính chất hóa học đặc trưng: có tính khử chỉ sau kim loại kiềm

M → M2+ + 2e

  • Điều chế:  MX2 →(đk: đpnc) M + X2

2. Một số hợp chất của kim loại kiềm

  • NaOH: là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

NaOH → Na+ + OH-

  • NaHCO3:  2NaHCO3 →(to) Na2CO3  + CO2↑ + H2O

                           NaHCO3 tác dụng với axit và với kiềm

  • Na­2CO3: là muối của axit yếu, có đày đủ tính chất chung của muối.
  • KNO3:   2KNO3  →(to)  2KNO2  +  O2

3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

  • Ca(OH)2: là ba zơ mạnh, dễ dàng tác dung với CO2

                          CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

  • CaCO­3     CaCO3 →(to: 1000oC) CaO + CO2
  • Ca(HCO3)2:   Ca(HCO3)2 ↔(to)  CaCO3↓ + CO2 + H2O
  • CaSO4 (canxi sunfat , thạch cao)

Tùy theo lượng kết tinh trong tinh thể ta có:

    • Thạch cao sống:  CaSO4.2H2O
    • Thạch cao nung:  CaSO4.H2O
    • Thạch cao khan:  CaSO4.

4. Nước cứng

Khái niệm: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

Phân loại:

  • Nước cứng tạm thời: chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
  • Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: Chứa các muối clorua và sunfaat của canxi và magie.
  • Nước cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Cách làm mềm nước cứng

  • Phương pháp kết tủa
  •  Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm