Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 8: Amoniac và muối amoni

A. AMONIAC

1. Cấu tạo phân tử

- Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử hiđro. Ba liên kết N-H đều là liên kết cộng hóa trị có cực, các cặp electron chung đều lệch về phía nguyên tử nitơ. Do đó, NH3 là phân tử có cực.

 2. Tính chất vật lí

- Amoniac là chất khí không màu, mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí. Khí ammoniac tan rất nhiều trong nước.

3.Tính chất hóa học

a. Tính bazo yếu

*Tác dụng với nước

- Trong nước thì ammoniac là một bazo yếu, có thể làm quỳ tím hóa xanh.

          NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

*Tác dụng với muối

- Dung dịch ammoniac có thể tác dụng với một số muối của kim loại tạo thành kết tủa hidroxit.

         FeCl3 + 3NH3 + 3H2O  →  Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl

*Tác dụng với axit

         NH3 + HCl → NH4Cl

b. Tính khử

- Trong phân tử ammoniac, N có số oxi hóa là -3, là số oxi hóa thấp nhất nên ammoniac có tính khử.

          4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

          2NH3  +  3Cl2 → N2 + 6HCl

4. Ứng dụng

- Amoniac chủ yếu được sử dụng để điều chế phân đạm.

5. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

           2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

b. Trong công nghiệp: Amoniac được tổng hợp từ khí N2 và khí H2 theo phản ứng:

            N2 (k) + 3H2(k) 2NH3 (k)

B. MUỐI AMONI

- Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước và khi tan điện li hoàn toàn thành các ion.

- Muối amoni  phản ứng được với dung dịch kiềm, khi đun nóng thì sẽ cho khí ammoniac thoát ra.

- Muối amoni rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ.

             NH4Cl → NH3↑ + HCl↑
             NH4NO2 → N2 + 2H2O

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm