Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra cuối kì II: đề 1

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẻ không có phản ứng?

A. NaF

B. NaCl

C. NaBr

D. NaI

Câu 2: Cho phản ứng: H2S+ 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4. Vai trò của clo trong phản ứng là:

A. Chất oxi hóa

B. Chất khí

C. Chất oxi hóa và chất khử

D. Tất cả đều sai

Câu 3: Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:

A. Xút

B. Axit H2SO4 đặc

C. H2O

D. Axit H2SO4 loãng

Câu 4: Nước Giaven có chứa:

A. NaCl, NaClO2

B. NaCl, NaClO

C. NaCl, NaClO3

D. NaCl, HClO

Câu 5: Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách

A. Điện phân nước

B. Điện phân dung dịch NaOH

C. Nhiệt phân KClO3 có MnO2 làm xúc tác

D. Chưng cất phân đoạn không khí hóa lỏng

Câu 6: Nhóm tất cả các chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

A. H2SO4 đặc, nóng, SO2, Br2

B. SO2, SO3, H2S

C. S, SO2, Cl2

D. H2SO4 loãng, S, SO2

Câu 7: Dung dịch axit nào sau đây được dùng trong việc chạm khắc thủy tinh?

       A. HCl           B. HBr                        C. HF                       D. HI

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?

    A. Tạo ra hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro     

    B. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7e     

    C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất                  

    D. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e

Câu 9: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Brom                 B. Clo                     C. Iot                      D. Flo

Câu 10: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?

A. Lưu huỳnh chỉ có tính khử               

B. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa không có tính khử

C. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa         

D. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

Câu 11: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không làm tăng tốc độ phản ứng?

        A.   Tăng nhiệt độ.

        B.   Tăng áp suất.

        C.   Sử dụng chất xúc tác.

        D.   Tăng thể tích bình phản ứng.

Câu 12: Cho phản ứng sau: H2(k) + I2(k)  2HI (∆H > 0).

Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hóa học?

      A.   Tăng nhiệt độ.

      B.   Tăng áp suất.

      C.   Tăng nồng độ khí H2.

      D.   Tăng nồng độ khí I2.

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng :

a)    KMnO4  \(\underrightarrow{t^o}\)          

b)    Fe + H2SO4 loãng 

c)    Cu + H2SO4 đặc, nóng   

d)    SO + H2

e)    SO2 + NaOH  (sản phẩm tạo muối trung hòa)

Câu 2: Dẫn 5,6 lít khí SO2 (đktc) đi qua dung dịch chứa 300ml NaOH 1M. Hãy xác định nồng độ mol ( CM ) các chất tan sau khi phản ứng kết thúc.

Câu 3: Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại là Fe và Cu (tỉ lệ mol là 2:1) phản ứng với dung dịch axit H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và a gam muối.

a.  Tính giá trị của m và a.

b.  Lọc lấy m gam chất rắn. Cho m gam chất rắn đó tác dụng với một lượng vừa đủ axit H2SO4 đặc, nóng thì thấy thu được V lít khí (đktc). Khí đó là khí gì? Tính giá trị của V.

 Câu 4: Xét hệ cân bằng sau khi xẩy ra trong một bình kín: CaCO3 ⇌ CaO + CO2 ∆H < O.

Cân bằng sẽ dịch chuyển như thế nào (theo chiều chuận hay theo chiều nghịch) khi biến đổi một trong các điều kiện sau:

      a.      Tăng nhiệt độ phản ứng.

      b.     Tăng thể tích bình phản ứng.

      c.      Sử dụng chất xúc tác.

      d.     Giảm áp suất của hệ.

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm