Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1) Pháp luật:

Là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2) Đặc điểm của pháp luật:

a) Tính qui phạm phổ biến

Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến

b) Tính xác định chặt chẽ:

Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.

c) Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.

* BÀI TẬP:

1) - Hành vi vi phạm pháp luật của Bình như: Đi học muộn, không làm đầy đủ bài tập, mất trật tự trong lớp

- Do ban giám hiệu nhà trường xử lý trên cơ sở nội qui trường học

- Hành vi đánh nhau vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.

3) Bản chất của pháp luật:

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. (Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội)

4) Vai trò của pháp luật:

Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Bình là một học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài  tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lý những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lý các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào vi phạm pháp luật ?

Trả lời :

 - Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý

- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng

2. Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy ? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có luật pháp thì sẽ như thế nào ? Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ?

Trả lời :

 - Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nề nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện 

  + Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh

  + Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn, Đội,...) phụ huynh học sinh

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, không phát triển được

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải "sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"

3. Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong mọi trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con." Hỏi :

- Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh, chị, em ?

- Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức xử phạt là gì ?

- Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì có bị xử phạt không ?

Trả lời :

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em :

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

"Anh thuận, em hòa là nhà có phúc"

- Việc thực hiên các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời chê cười

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật

4. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức đảm bảo thực hiện.

Trả lời :

  Đạo đức Pháp luật
Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ Do Nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật,....trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước
Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê. Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm