Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

- Quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

+ Quyền chiếm hữu:

+ Quyền sử dụng

+ Quyền định đoạt

- Công dân có nghĩa vụ:

Tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tập thể và của nhà nước, khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường

2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân:

- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.

- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát, do vay mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

- Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì ?

Trả lời :

Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên can bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà. Xâm phạm tài sản của người khác (tội trộm cắp) sẽ bị pháp luật xử lí

2. Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh thư mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh thư và các giấy tờ khác đi, chỉ giữ lại tiền.

Bình hành động như vậy đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?

Trả lời :

- Hành động của Bình là sai

- Vì đó là tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm. Ở trường hợp này, túi xách có chủ sở hữu là Nguyễn Văn Hà, Bình phải trả lại cho ông Hà. Hành động của Bình là vi phạm đạo đức của người học sinh, là phải thật thà, trung thực, liêm khiết và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của người khác

- Nếu là em, em sẽ tìm cách liên lạc để trả lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà

3. Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra hiệu cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy xe nhưng chiếc xe đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung. Theo em, Hà có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó của chị Hoa không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa ? Căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe không ? Ai sẽ phải bồi thường ?

Trả lời :

Hà không có quyền sử sự chiếc xe đó vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng cầm đồ. Hai bên đã có sự thoả thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Như vậy, trong thời gian đó, chủ của hàng có quyền chiếm hữu quản lý, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe. Căn cứ vào điều 180 Bộ luật dân sự, chị Hoa có quyền đòi bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa

4. Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau đây ?

a. Trung thực

b. Thật thà

c. Liêm khiết

d. Tự trọng

Trả lời :

Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả bốn phẩm chất đạo đức trên

5. Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tôn trọng tài sản của người khác ?

Trả lời :

* Tục ngữ 

- Cha chung không ai khóc

- Bán ruộng kiện bờ

* Ca dao :

"Của mình thì giữ bo bo

Của người thì để cho bò nó ăn"

6. Ông C bán cho ông D chiếc xe máy của mình. Hai bên thoả thuận miệng với nhau về việc mua xe. Khi đã nhận đủ tiền từ ông D, ông C giao xe máy và giấy tờ đăng kí xe mang tên mình cho ông D. Sau khi việc mua bán nói trên kết thúc, nếu có tranh chấp về tài sản thì ông C hay ông D sẽ là người bị thiệt hại ? Tại sao ?

Trả lời :

Sau khi việc mua bán nói trên kết thúc, nếu có tranh chấp về tài sản thì ông D sẽ là người bị thiệt. Bởi vì ông D không có giấy tờ nào để chứng minh là chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của mình. Khi đó, về mặt pháp lí, ông C vẫn là người có quyền sở hữu chiếc xe máy.

7. Ông A mang xe máy của mình gửi trong bãi gửi xe. Sau đó, ông đã đánh mất vé giữ xe. Những người trông xe đã không cho ông A dắt xe ra khỏi bãi giữ xe và lập biên bản yêu cầu ông phải đưa các giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu của chiếc xe bị mất vé. Ông A phản đối và cho rằng những người giữ xe đã không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của ông. Em có đồng ý với ý kiến của ông A hay không ? Tại sao ?

Trả lời :

Em không đồng ý với ý kiến của ông A. Bởi vì trong trường hợp này, ông A đã có lỗi là đánh mất vé xe, tức là không thể chứng minh quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe máy đó. Người trông xe làm thế cũng là để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của ông cũng như của tất cả mọi người

8. Công ty D đã cài đặt một số phần mêm tin học đã được đăng kí quyền tác giả cho hệ thống máy tính của công ty mà không xin phép tác giả. Tác giả của phần mềm đó cho rằng công ty D đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của họ và khởi kiện công ty D. Theo em, việc khởi kiện đó có đúng hay không ? Tại sao ?

Trả lời :

Việc khởi kiện của tác giả là đúng. Bởi vì phần mềm tin học đó thuộc về tài sản mà chỉ riêng tác giả mới có quyền sở hữu.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm