Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thông tin sự kiện: 

a. Nhà nước:

-  Ra đời 2.9.1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước, tên gọi là nước VN dân chủ cộng hoà. Là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 1945 do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.

-  1975 giải phóng thống nhất đất nứoc cả nước quá độ đi lên CNXH.

-   Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân, vì dân

b. Phân cấp bộ máy nhà nước(4 cấp)

Trung ương 

Tỉnh (TP trực thuộc TW) 

Huyện (Quận,TX,TP thuộc tỉnh) 

Xã (phường, TT)

* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có: Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao 

* Cấp tỉnh gồm:

-         HĐND Tỉnh (TP)

-         UBND Tỉnh (TP)

-         TAND Tỉnh (TP)

-         VKSND Tỉnh (TP)

* Cấp huyện gồm;

- HĐND Huyện (Quận, TX)

- UBND Huyện (Quận, TX)

- TAND Huyện(Quận. TX)

- VKSND Tỉnh (Quận. TX)

* Cấp xã Phường, thị trấn gồm:

- HĐND xã

- UBND xã

3. Phân công bộ máy nhà nước: 

a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước. 

+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp( cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm : Chính phủ và UBND các cấp 

- Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh(TP trực thuộc TW) và các TAND huyện(quận. Txã,TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự 

- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao,VKSND tỉnh( TP trực thuộc TW), VKSND( huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh),các VKS quân sự

b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

-         Quốc hội

-         Chính phủ

-         HĐND

-         UBND 

1. Nhà nước VN là nhà  nước của dân, do dân, vì dân

2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo

3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:

- Cơ quan quyền lực do nd bầu ra

- Cơ quan hành chính nhà nước

-  Cơ quan xét xử

- Cơ quan kiểm sát-                      

4. Quyền và nghĩa vụ công dân: 

- Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến va9ò hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI :

1. Giải thích vì sao Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân ?

Trả lời :

Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

2. Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của Nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực của nhà nước cao nhất ? Tại sao ?

Trả lời :

- Theo em, những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước : Quốc hội, Hội đòng nhân dân các cấp

- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội

Bởi vì : Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như :

+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội

+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng,....) và đối ngoại của đất nước

+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân

3. Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?

Trả lời :

 Những cơ quan hành chính nhà nước bao gồm : Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ

4. Em hãy chọn câu trả lời em cho là đúng ?

- Chính phủ làm nhiệm vụ :

(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật

(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật

- Chính phủ do :

(1) Nhân dân bầu ra

(2) Quốc hội bầu ra

- Uỷ ban nhân dân do :

(1) Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra

(2) Nhân dân bầu ra

(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Trả lời :

 - Chính phủ làm nhiệm vụ : (2)

- Chính phủ do : (2)

- Uỷ ban nhân dân do : (3)

5. Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?

Trả lời :

- Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội

- Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện cho mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nhà nước thi hành công vụ.

6. Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận Bình và Lan đều cho là Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau :

Bình : Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều là cơ quan trung ương

Lan : Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều có quyền lực cao nhất

Em có đồng ý với cách lí giải của hai bạn này không ?

Trả lời :

Ý kiến của Bình và Lan đều sai. Việc lí giải của hai bạn cũng không chính xác. Thực ra, đây là hai cơ quan có chức năng và quyền hạn khác nhau. Quốc hội là cơ quan quyền lực còn Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Việc phân định chức năng, quyền hạn như trên là để nâng cao hiệu quả làm việc của từng cơ quan, tránh chồng chéo, lẫn lộn.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm