Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA

1. Khái niệm: 

 - Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

 - Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.  

- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, boa gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

  + Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

  + Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

2. Ý nghĩa: 

 - Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

 - Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 - Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. 

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

  3. Những qui định của pháp luật : 

   - Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

   - Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

   - Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

   - Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

   - Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

 * HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ, những hành vi nào phá hoại di sản văn hóa ?

(1) Đập phá các di sản văn hóa

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp

(3) Phát hiện, đem nộp cổ vật cho cơ quan có trách nhiệm

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu

(11) Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

(12) Giúp cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tích văn hóa

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất cả các di tích đã được xếp hạng.

Trả lời :

Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa : 3, 7, 8, 9, 11, 12

Hành vi phá hoại di sản văn hóa : 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13

2. Trong một lần đi thăm quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn đồng tình, vì theo họ, việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào

Em có đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Trả lời :

Em đồng ý với ý kiến của bạn Dung vì : Hằng ngày có biết bao khách du lịch đến thăm quan, nếu người nào cũng khắc, cũng viết tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đã không còn có ý nghĩa. 

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ hủy hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long

3. Em có biết Luật di sản văn hóa Việt Nam ra đời ngày, tháng, năm nào không ?

Trả lời :

Luật di sản văn hóa Việt Nam ra đời ngày 29/6/2001

4. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ?

Trả lời :

- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương

- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

- Không vứt rác bừa bãi

- Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật, di vật

- Tham gia các lễ hội truyền thống

- Tôn trọng, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình

5. Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản thế giới ?

Trả lời :

Những di sản của Việt Nam được UNESCO xếp loại là di sản thế giới :

- Di sản văn hóa vật thể : Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ

- Di sản văn hóa phi vật thể : Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh

- Di sản thiên nhiên : Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An

- Di sản tư liệu : Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn bản Hán tự chùa Vĩnh Nghiêm

6. Có ý kiến cho rằng, trong số các di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta chỉ cần đầu tư công sức để bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến thăm quan, mang lại nguồn lợi kinh tế; còn các di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia thì không cần phải quan tâm bảo vệ vì những thứ này chỉ để trưng bày, không mang lại lợi ích kinh tế

Theo em, quan điểm trên đúng hay sai ? Vì sao ?

Trả lời :

Ý kiến trên là sai. Bởi vì di sản văn hóa phi vật thể nói chung, cổ vật bảo vật quốc nói riêng cũng mang trong mình ý nghĩa lịch sử, văn hóa và khoa học hết sức lớn lao và góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ đó, các di sản văn hóa phi vật thể cũng cần được gìn giữ và lưu truyền một cách cẩn thận để các thế hệ sau được chiêm ngưỡng và tiếp tục làm giầu có thêm tài sản văn hóa tinh thần của dân tộc.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm