Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP

1. Vì sao phải học tập? 

- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.

- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 

2. Quyền và nghĩa vụ học tập

a. Quyền học tập:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

3. Trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn. 

4. Trách nhiệm của học sinh:

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập. 

*Luyện tập:

Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn về học tập:

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Học thày không tày học bạn

- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi

- Ăn vóc, học hay 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Hãy kể những hình thức học tập mà em biết ?

Trả lời :

- Học ở trường, ở lớp,...

- Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Học ở trường vừa học vừa làm

- Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến,...

- Học ở lớp học tình thương.

....

2. Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ.....có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ?

Trả lời :

- Những trẻ em bị khuyết tật như  khiếm thị, khiếm thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ.....có quyền và nghĩa vụ học tập

- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức

  + Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như : Trường cho trẻ e mù Nguyễn Đình Chiều, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn,...Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

  + Trẻ có hoàn cảnh khó khăn :

       . Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên 

       . Học ở trung tâm vừa học vừa làm

       . Tự học qua sách báo, bạn bè

       . Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.

3. Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, người học phải làm gì ?

Trả lời :

Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, người học phải say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập tốt

4. Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì đau ốm luôn, Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Trả lời :

Trong hoàn cảnh đó, em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học của mình.

5. Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

- Chỉ chăm chú vào học, ngoài ra không làm một việc gì

- Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái

- Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thể thao

Trả lời :

- Ý thức thứ nhất và thứ hai là sai

- Ý đúng là ý thứ 3 : Ngoài giờ học ở trường, có thời gian ở nhà lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.

Có nghĩa là bản thân phải biết cân đối giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà còn phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khỏe thì mới học tập tốt.

6. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về học tập

Trả lời :

- " Học, học nữa, học mãi" - Lê Nin

- " Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước

Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương" - I. Niutơn

- " Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa" - A-Phơ - răng - xơ

- "Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt" - Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn

- Học thầy không tày học bạn

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Ăn vóc học hay

- Không thầy đố mày làm nên

- Học đi đôi với hành

- Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

Gái thì dệt gấm thêu hoa

Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa

Trai thì đọc sách ngâm thơ,

Dùi mà kinh sử, để chờ kịp khoa

Mai này nối được nghiệp nhag

Trước là đẹp mặt sau là hiển vinh

7. Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào ? Em hãy kể những hình thức học mà em biết ?

Trả lời :

- Đối với mỗi người, việc học tập là vô cùng quan trọng. Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho xã hội

- Những hình thức học tập như : học theo trường, lớp; vừa học vừa làm; học ở lớp học tình thương; học bổ túc (ở trung tâm giáo dục thường xuyên); hoc từ xa, học trực tuyến qua mạng internet; tự học qua sách báo; vô tuyến; học ở bạn bè, học ở người lớn,...

8. Nam mải chơi quên mất hai bài tập phải nộp cho cô sáng nay. Đã đến giờ học, trời lại mưa lâm thâm, bài lại chưa làm xong....Ngại quá, Nam làm nũng với mẹ : "Mẹ ơi ! con nhức đầu lắm. Mẹ xin phép cho con nghỉ học đi!"

- Bạn có nhận xét gì về việc thực hiện nghĩa vụ học tập của Nam ?

- Em có lời khuyên gì cho Nam trong trường hợp trên ?

Trả lời :

Nam đã không thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình. Điều đó được thể hiện qua việc Nam đã không hoàn thành những nhiệm vụ học tập cô giáo đã giao. Ngoài ra, Nam còn tỏ ra thiếu trung thực khi nói dối với mẹ để không phải đến trường.

Theo em, Nam nên nói thật với mẹ và đến lớp xin lỗi cô giáo. Quan trọng hơn là Nam phải sửa chữa và luôn nhớ hoàn thành các nhiệm vụ do cô giáo đã đề ra

9. Thảo và Nam là hai anh em ruột. Thảo học lớp 5. Nam học lớp 6. Sang năm Thảo vào cấp 2 nhưng bố mẹ quyết định không cho Thảo đi học nữa với lí do : "Thảo là con gái chỉ học hết cấp 1 là được rồi. Còn Nam là con trai cần phải học lên cao nữa."

Việc phân biệt đối xử về cơ hội học tập của phụ huynh trên đúng hay sai ?

Trả lời :

Việc phân biệt đối xử về cơ hội học tập của phụ huynh trên là hoàn toàn sai vì pháp luật nước ta quy định mọi công dân không phân biệt thành phần dân tộc, nam nữ, thành phần xuất thân đều có quyền học tập như nhau.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm