Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án bài 25: Tình hình kinh tế, chính trị dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Gửi bởi: Trần Thị Minh Hằng 1 tháng 5 2019 lúc 18:16:29 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 0:05:29 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 411 | Lượt Download: 0 | File size: 0.020021 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN ( NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh trình bày được tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược. - Phân tích nước ta bước vào chế độ phong kiến khủng hoảng, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập cho học sinh từ đó có ý thức quan tâm đến đời sống của nhân dân, của đất nước mà trước hết là những người xung quanh. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh cho học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Thiết bị, tài liệu dạy học 1. Giáo viên - Giáo án - Tranh ảnh 2. Học sinh - Sách giáo khoa III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Dẫn vào bài mới Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn. Trong 50 năm đầu thống trị, nửa đầu thế kỉ XIX tình hình đất nước ta đã thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bai 25. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn -GV dẫn: Năm 1801 Nguyễn Ánh lên ngôi ( Gia Long ) lập ra nhà Nguyễn lấy hiệu là vua Gia Long. -GV đặt câu hỏi: Dựa vào sgk em hãy cho biết tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Nguyễn như thế nào? -HS trả lời -GV Nhận xét và bổ sung + Vua Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực Doanh do triều đình trực tiếp cai quản. + Năm 1831 – 1832, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, tuần phủ, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. -Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử. -Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều luật vô cùng hà khắc. =>Qua đây, chúng ta có thể thấy nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống với thời Lê sơ có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy Nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ. GV đặt câu hỏi: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn như thế nào? -HS trả lời Những kiến thức HS cần nắm vững 1- Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước- chính sách ngoại giao - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long) lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) - Tổ chức bộ máy nhà nước + Vua Gia Long chia nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực Doanh do triều đình trực tiếp cai quản - 1831-1832 Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ, hoạt động theo sự điều hành của triều đình Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử. -Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều luật vô cùng hà khắc. - Ngoại giao: + Thần phục nhà Thanh – Trung Quốc -GV nhận xét: GV: Chính sách ngoại giao nhà Nguyễn: + Chịu phục tùng nhà Thanh – Trung Quốc + Tuy nhiên, phía Lào và Chân Lạp bắt họ chịu thần phục + Đối với phương Tây thi hành chính sách “bế quan toả cảng” tức là đóng cửa quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, không tạo điều kiện tiếp xúc nền công nghiện tiên tiến => sự lạc hậu và bị cô lập =>Từ đây chúng ta có thể thấy:Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn có những mặt tích cực và hạn chế: +Tích cực: Giữ được quan hệ với các nước láng giềng. + Tiêu cực: Việc đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu đối với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập. Một trong những tác nhân dẫn điến việc Pháp xâm lược Việt Nam. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn *Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ -Luật chơi: GV đưa ra các hình ảnh. Dựa vào hình ảnh, người chơi sẽ được gợi ý để tìm ra câu trả lời đúng với ô chữ bên dưới. Từ những gợi ý được trả lời sẽ có nhiệm vụ cuối cùng. +Chế độ về chính sách ruộng đất + Bắt Lào, Chân Lạp thần phục + Với phương Tây “ đóng cửa ” không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ 2- Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn - Nông nghiệp: + Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít, đối tượng được hưởng nhiều nên tác dụng không lớn + Khuyến khích nhân dân khai hoang bằng nhiều hình thức + Nhà nước còn bỏ tiền huy động nhân dân sửa chữa đê điều ban hành trong thời Lê sơ.=> QUÂN ĐIỀN + Công cuộc mở mang, khai phá ruộng đất được ban hành trong thời nhà Lê. => KHAI HOANG +Là một dòng tranh dân gian của Việt Nam. => TRANH ĐÔNG HỒ +Số tiền thu của dân nhằm huy động tài chính cho chính quyền. => THUẾ KHÓA. + Đây là một không gian cứ trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động những những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. => ĐÔ THỊ  Nhiệm vụ cuối cùng: Sử dụng những từ mà các bạn vừa tìm được: “Quân điền, khai hoang, tranh đông hồ, thuế khóa, đô thị” để khái quát Kinh tế dưới triều Nguyễn. -GV nhận xét và bổ sung: +Nông nghiệp: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít, đối tượng địa chủ được hưởng nhiều nên tác dụng không lớn. Khuyến khích nhân dân khai hoang bằng nhiều hình thức. Sửa chữa đê điều nhưng vẫn không khắc phục được lũ lụt. +Thủ công nghiệp: Tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề đặc biệt là In tranh đông đồ mới xuất hiện. Các nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì song không phát triển bằng giai đoạn + Trong kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ => Nhìn chung nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến - Thủ công nghiệp: + Thủ công nghiệp nhà nước: được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề + Trong nhân dân: các nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì song không phát triển bằng giai đoạn trước - Thương nghiệp: + Nội thương: phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước + Ngoại thương: nhà nước nắm độc quyền, đô thị lụi tàn trước. +Thương nghiệp: Nội thương: phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước. Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, đô thị lụi tàn. Hoạt động 3: Tìm hiểu tình 3- Tình hình văn hóa- giáo dục hình văn hóa – giáo dục -Gv yêu cầu HS lập bảng thống Lĩnh Thành tựu vực kê thành tựu văn hóa tiêu biểu Giáo Giáo dục Nho học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế dục được củng cố song kỉ XIX theo mẫu. không bằng các thế Lĩnh vực Thành tựu kỉ trước. Giáo dục Tôn giáo Độc tôn Nho giáo hạn Tôn giáo chế thiên chú giáo. Văn học Văn học Văn học chữ Nôm Sử học phát triển. Tác phẩm Kiến trúc xuất sắc của Nguyễn Nghệ thuật Du, Hồ Xuân Hương, Trong các lĩnh vực có Văn học Bà Huyện Thanh rất phát triển với các tác phẩm Quan xuất sắc: Sử học Quốc sử quán thành +Truyện Kiều: “ Đầu lòng hai ả lập nhiều bộ sử lớn tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là được biên soạn: Lịch Thúy vân/ Mai cốt cách tuyết tinh triều hiến chương,… thần/ Mỗi người một vẻ, mười Kiến Kinh đô Huế, lăng phân vẹn mười” – Nguyễn Du trúc tẩm, Thành lũy,… + Qua đèo ngang – “ Bước tới Nghệ Tiếp tục phát triển thuật đèo ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen lá lá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên song rợ mấy nhà.” – Bà huyện Thanh quan. Nhận xét: Văn hóa-giáo dục đạt được nhiều thành tựu. Có thể nói nhà Nguyễn có những cống hiến đóng góp, giá trị về lĩnh vực văn hóa, giáo dục: đại thi hào Nguyễn Du, cố đô Huế,… để lại một khối lượng văn hóa vật thể và phi vật thể lớn.