Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giải bài 1, 2, 3 trang 68, 69 SBT Sinh học 12

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 14 tháng 11 2019 lúc 10:56:09


Mục lục
* * * * *

Giải bài 1 trang 68 SBT Sinh học 12

Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. Cơ quan thoái hoá là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng ? Tại sao dựa vào các cơ quan thoái hoá có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài?

Lời giải chi tiết

Cơ quan thoái hoá là cơ quan tương đồng.

Ví dụ, ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật ăn cỏ. Sự tồn tại cơ quan thoái hoá chứng tỏ giữa các loài có quan hệ họ hàng có cùng cấu tạo chung vể cơ thể, sau đó do tiến hoá theo những hướng khác nhau nên có sự phân hoá về chức năng dẫn đến những khác biệt vé cấu tạo. Cơ quan nào không còn chức năng rõ rệt thường thoái hoá.

Giải bài 2 trang 69 SBT Sinh học 12

Hãy quan sát và nêu các điểm tương đồng trong cấu tạo của 3 bộ xương:

(A) Một loài thú cổ ăn sâu bọ - (B) Tinh tinh Chimpanzee - (C) Người (Homo sapiens) được bố trí trong một tư thế giống nhau. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa các loài này.

Lời giải chi tiết

Cả 3 loài A, B, C có nhiều điểm giống nhau về vị trí và cấu tạo các xương:

- Xương sống làm trục nâng đỡ cơ thể, chi trước gắn vào trục sống bởi đai vai, chi sau gắn vào trục sống bởi đai hông, phần đầu có hộp sọ chứa não bộ, các xương sườn tạo thành lồng ngực bảo vệ các cơ quan bên trong

- Xương chi gồm: xương cánh, xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón.

- Xương bàn có 5 ngón.

Cả 3 loài đều có chung cấu tạo cơ thể với vị trí và cấu tạo các xương trong hệ xương rất giống nhau nên 3 loài này có vị trí gần nhau trong bảng phân loại, chúng được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

Giải bài 3 trang 69 SBT Sinh học 12

Giải thích đặc điểm thích nghi chân cao, cổ dài ờ loài hươu cao cổ theo quan niệm của Đacuyn và hiện đại. Chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa các quan niệm đó.

Lời giải chi tiết

- Quan niệm Đacuyn: Trong đàn hươu xuất hiện nhiều biến dị vô hướng trong đó có những con cổ dài, chân cao hơn bình thường. Khi môi trường khan hiếm thức ăn, những con hươu có chân cao hơn, cổ dài hơn thì có ưu thế hơn trong quá trình đấu tranh để sinh tồn, những con hươu kém thích nghi sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Những con hươu sống sót sẽ sinh ra thế hệ con cũng có chân dài, cổ cao giống nó, qua nhiều thế hệ, đặc điểm thích nghi ngày càng hoàn thiện nên có những con hươu cao cổ như hiện nay.

- Quan niệm hiện đại: Quần thể hươu là một quần thể giao phối nên đa dạng về kiểu gen và kiểu hình do đột biến gen liên tục phát sinh, mỗi gen cớ nhiều alen, toàn bộ các gen alen tạo nên vốn gen của quần thể. Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình của cá thể, thông qua chọn lọc kiểu hình mà làm biến đổi vốn gen của quần thể theo hướng phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hoá. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số các alen theo hướng thích nghi ngày càng hợp lí với điều kiện môi trường.

- Điểm khác nhau trong các quan niệm :

+ Đacuyn cho rằng chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính đào thải các biến dị có hại và tích luỹ những biến dị có lợi qua nhiều thế hệ và hình thành dần những đặc điểm thích nghi. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là những cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên là quần thể sinh vật có những đặc điểm thích nghi với môi trường.

+ Theo quan niệm hiện đại : Đột biến và biến dị tổ hợp làm xuất hiện kiểu gen quy định cổ cao, chân dài. Kiểu gen này giúp cá thể sống sót và sinh sản tốt hơn nên ở các thế hệ sau thì tần số dá thể có kiểu gen quy định cổ cao ngày một tăng dần.


Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 21:51:16 | Lượt xem: 585

Các bài học liên quan