Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

GDCD 12 BÀI 9 - SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN NĂM HỌC 2020-2021, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

d8492dbd8e9e11e70146658699322c40
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:44:08 | Được cập nhật: 11 giờ trước (21:28:55) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 510 | Lượt Download: 8 | File size: 0.070144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KIẾN THỨC QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN

1

CD đủ 18 tuổi trở nên không được tham gia :

- Bị tước quyền bầu cử .

- Đang ngồi tù .

-Mất năng lực dân sự.

CD đủ điều kiện tham gia ( 18 tuổi trở nên )

NGUYÊN TẮC BẦU :

- Phổ thông đầu phiếu

- Bình đẳng .

- Trực tiếp .

- Bỏ phiếu kín .

CD đủ 21 tuổi trở nên không được tham gia gồm :

- Người không được bầu cử .

- Đang bị khởi tố .

- Đang thi hành án .

- Đang bị quản chế hành chính , quản lí về giáo dục , chữa bệnh .

- Chưa được xóa án .

HÌNH THỨC ỨNG CỬ

- Được giới thiệu

- Tự giới thiệu .

ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

CD đủ điều kiện tham gia ( 21 tuổi trở nên )

CÁCH THỨC LÀM CHỦ ĐẠI DIỆN

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri

- Chịu sự giám sát của cử tri. Chịu trách nhiệm trước nhân dân .

.QUYỀN BẦU CỬ ỨNG CỬ VÀO CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN

* Lưu ý : Bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản về chính trị qua đó công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước và Xã hội qua hình thức GIÁN TIẾP .

2

KHÁI NIỆM

Quản lí nhà nước và xã hội là quyền tham gia thảo luận và kiến nghị của công dân về các công việc chung của đất nước trong các lĩnh vực hoặc việc xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng kinh tế .

Ở PHẠM VI CẢ NƯỚC

Ở PHẠM VI ĐỊA PHƯƠNG

1.Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật

4.Việc nhân dân được giám sát kiểm tra :Hoạt động của cán bộ hay dự toán ngân sách , thu chi… của xã .

2.Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý .

2.Việc dân bàn và được quyết định :

Chủ trương , mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi hay cơ sở hạ tầng

3.Việc dân được thảo luận và tham gia ý kiến : Dự thảo phát triển kinh tế xã hội , đề án định cư …do xã quản lí

Nguyên tắc thực hiện quyền quản lí

Dân biết – Dân bàn – Dân Làm – Dân kiểm tra . ( Gồm 4 việc gắn với quyền và nghĩa vụ của người dân ngay tại cơ sở nơi họ sinh sống )

1.Việc dân được thông báo để thực hiện : Các chủ trương chính sách , pháp luật của Nhà nước.

.QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ XÃ HỘI – NHÀ NƯỚC

*Lưu ý :

Quản lí nhà nước và xã hội là hình

thức làm chủ Nhà nước và Xã hội

TRỰC TIẾP của công dân .

3.QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA CD

CHỦ THỂ CỦA KHIẾU NẠI

Cá nhân , tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính .

NỘP ĐƠN

KHIẾU NẠI

( lần 1)

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT

(lần 1)

NỘP ĐƠN

KHIẾU NẠI

(lần2.nếu có)

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT

( lần 2)

ĐỐI TƯỢNG

KHIẾU NẠI

Các quyết định hành chính

NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

-Người đứng đầu cơ quan có quyết định bị khiếu nại.

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có quyết định bị khiếu nại .

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh , bộ trưởng , thủ trưởng cơ quan ngang bộ , tổng thanh tra chính phủ , thủ tướng chính phủ .

( TRONG THỜI GIAN LUẬT ĐỊNH )

QUYỀN TỐ CÁO CỦA CD

CHỦ THỂ CỦA

TỐ CÁO

Mọi cá nhân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân , tổ chức .

NỘP ĐƠN

TỐ CÁO

( lần 1)

NỘP ĐƠN

KHIẾU NẠI

(lần2.nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết không đúng luật định)

ĐỐI TƯỢNG

TỐ CÁO

Cá nhân , tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật

NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

-Người đứng đầu cơ quan quản lí người bị tố cáo .

- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có người bị tố cáo .

- Chánh thanh tra các cấp , tổng thanh tra chính phủ , thủ tướng chính phủ .

( TRONG THỜI HẠN LUẬT ĐỊNH )

- Xác minh nội dung tố cáo , xác định trách nhiệm , áp dụng cac biện pháp xử lí .

- Chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra , Viện Kiểm sát nếu có dấu hiệu tội phạm .

*Lưu ý :

Khiếu nại , tố cáo là hình thức làm chủ TRỰC TIẾP của công dân với Nhà nước và Xã hội .

Bài tập :

Câu 1 : Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội .

B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân về vấn đề an ninh .

C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ .

D. Tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trường học .

Câu 2 : Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền xây dựng chính quyền .

B. Quyền tự do ngôn luận .

C. Quyền tự do cá nhân .

D. Quyền xây dựng đất nước .

Câu 3 : Người nào dưới đây không có quyền bầu cử ?

A. Người đang công tác xa nhà .

B. Bộ đội đóng quân ở đảo xa .

C. Người đang chấp hành hình phạt tù .

D. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo .

Câu 4 : Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây ?

A. Quyền bầu cử .

B. Quyền ứng cử .

C. Quyền tự do dân chủ .

D. Quyền tự do cá nhân .

Câu 5 : Biểu hiện nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp ?

A. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu .

B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu .

C. Cử tri nhắn tin bầu cử qua điện thoại .

D. Cử tri nhờ người khác viết hộ .

Câu 6 : Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Thấy có người khai thác gỗ trái phép .

B. Bị cơ quan quản lí thị trường phạt quá mức .

C. Không đồng ý mức phạt mình phải nhận .

D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ của lãng đạo .

Câu 7 : Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tự do ngôn luận .

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội .

C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến và nguyện vọng .

D. Quyền công khai minh bạch .

Câu 8 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây ?

A. Của mọi người sống trên lãnh thổ Vệt Nam .

B. Mọi công dân .

C. Của riêng người lớn .

D. Của cán bộ công chức nhà nước .

Câu 9 : Nhân dân trong khu vực dân cư A họp bàn về giữ gìn trật tự , an ninh trong phường . Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được tham gia .

B. Quyền kiểm tra giám sát Ủy ban nhân dân.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước , xã hội .

D. Quyền tự do dân chủ .

Câu 10 : Giám sát việc giải quyết khiếu nại , tố cáo tại địa phương , công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lisnhaf nước và xã hội ở phạm vi

A. lãnh thổ .

B. cơ sở .

C. cả nước .

D. quốc gia .

Lưu ý :

1. Hs xem kĩ bài ôn tập , nếu gặp các vấn đề liên quan nội dung bài trao đổi trực tiếp với thầy trên Zoom , khi nộp bài . Nếu không sau khi nộp bài có thể thoát Zoom .

2. Lịch nộp bài lấy điểm 15 phút và trao đổi trực tiếp qua Zoom ngày 16 tháng 4 như sau :

- 12A8 từ 9 giờ 45 đến 10 giờ 20 .

- 12 A9 và 12A10 từ 10 giờ 30 đến 11 giờ 15 .

- 12 A6 và 12A7 từ 16 giờ đế 17 giờ .