Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 36 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

- Dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng cũng như bình quân lương thực đầu người.

Bảng số liệu về diện tích, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2014

Tiêu chí Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Diện tích (nghìn ha) 4246,6 7813,8
Sản lượng (triệu tấn) 25,2 45,0

Lúa trồng chủ yếu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An và Tiền Giang. Đây là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta và bảm bảo được vấn đề an ninh lương thực cho cả nước.

- Đây cũng là vùng trồng cây ăn quả với nhiều loại đặc sản. Phân bố hầu khắp các tỉnh nhất là dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.

- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở cá tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước đặc biệt là nuôi tôm cá xuất khẩu, đây là một trong những lợi thế của nước ta trên thị trường thế giới và khu vực. Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

 

- Nghề rừng cũng phát triển đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

b.Công nghiệp

- Chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng.

- Trong cơ cấu sản xuất quan trọng nhất là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm khoảng 65% giá trị công nghiệp trong vùng. Đây là ngành trọng điểm.

- Phân bố ở hầu hết các thành phố, thị xã trong vùng đều có các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

- Ngoài ra ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng cũng là những ngành rất quan trọng của vùng.

c. Dịch vụ

Bao gồm xuất phập khẩu, vận tải thuỷ và du lịch sinh thái :

- Xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu cả nước, xuất khẩu hoa quả ) và hàng thuỷ sản cũng đứng đầu cả nước.

- Vận tải thuỷ với nhiều hoạt động giao thương diễn ra sôi động ngày đêm trên sông nước, đây cũng là  một đặc điểm nổi bật trong hoạt động dịch vụ ở  Đồng bằng sông Cửu Long (do mạng lưới  sông ngòi, kênh rạch chằng chịt). Đây cũng là một tiêu chí phát triển đường giao thông nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc với nhiều loại hình đặc thù đặc biệt là du lịch sông nước, tới thăm các miệt vườn, tham quan thắng cảnh và di tích lịch sử.

5.Các trung tâm kinh tế

Có 4 trung tâm kinh tế (Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau trong đó lớn nhất là thành phố Cần Thơ (vì có vị trí địa lí quan trọng , nằm bên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km, đây là thành phố công nghiệp dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất toàn vùng, đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long, cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Công)

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm