Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3 : Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

BÀI 3 – PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km(2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.

-Sở dĩ có tình trạng phân bố như trên là do:

+ Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp với lịch sử lâu dài về nghề trồng lúa nước, do đó đồng bằng là nơi có đủ điều kiện thuận lợi để trồng lúa (đất phù sa màu mỡ, nước tưới phong phú, khí hậu thuận lợi…)

Mặt khác đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, điều kiện sản xuất, sinh hoạt thuận lợi hơn miền núi và cao nguyên.

+ Miền núi và cao nguyên mặt dù đất rộng, tài nguyên phong phú nhưng thiên nhiên còn lắm trắc trở, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn do đó dân cư ít.

-Giải pháp khắc phục: Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng cho hợp lí bằng cách:

+ Chuyển một bộ phận dân cư lao động từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên nhất là những người chưa có việc làm để xây dựng vùng kinh tế mới.

+ Miền núi và cao nguyên phải tăng cường khảo sát qui hoạch trên cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.

+ Phát triển, mở rộng mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm được sản xuất ở miền núi nhằm thu hút dân cư, lao động.

+ Giảm sự gia tăng dân số bằng kế hoạch hoá gia đình. 

2. Các loại hình quần cư

Quần cư nông thôn Quần cư thành thị

- Người dân sống thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau.

- Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau: làng, ấp, bản,...

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Hiện nay quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp phát triển, tỉ lệ người không làm nông nghiệp tăng lên.

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn có mật độ dân số rất cao.

- Ở các đô thị, kiểu "nhà ống" san sát phổ biến. ngoài ra có các biệt thự, chung cư.

- Hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu

 3.Đô thị hoá

- Quá trình đô thị hoá thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan toả lối sống thành thị về các vùng nông thôn.

- Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp, tỷ lệ dân số đô thị dao động trên dưới 20% dân số toàn quốc.

- Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm