Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 9 : Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất

- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời.
+ Vào ngày hạ chí (22-6), nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn nửa cầu Nam ngả về phía đối diện
+ Vào ngày đông chí (22-12), nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời, còn nửa cầu Bắc ngược lại.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau.

2. Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

       Ngày   Vĩ độ

Số ngày có ngày dài 24h

Số ngày có đêm dài 24h   Mùa lần lượt
       22/6

66033’B

66033’N

                 1                 1    hạ và đông
       22/12

66033’B

66033’N

                 1                 1

  đông và hạ

Từ 21/3→23/9 

Cực Bắc

Cực Nam

        186 (6 tháng)        186 (6 tháng)   hạ và đông
Từ 23/9→21/3 

Cực Bắc

Cực Nam

         186 (6 tháng)        186 (6 tháng) đông và hạ
    Mùa hè 1→6 tháng Mùa đông 1→6 tháng  

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm