Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Lớp vỏ sinh vật

- Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật 
- Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển

2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật 

a. Đối với thực vật 

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân thực vật 

- Trong yếu tố khí hậu, lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thực vật

Ví dụ: Khu vực Xích đạo quanh năm có khí hậu nóng, ẩm, nên thuận lợi cho sự phát triển của rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng.

- Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật 

  +Thực vật chân núi là rừng lá rộng
  +Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp
  +Thực vật sườn cao gần đỉnh là rừng lá kim 

- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật. Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau 

b. Đối với động vật 

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển.
- Một số loài thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa.

c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật 

- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật 
- Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật

3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất

a. Tích cực 

- Mang giống cây trồng,vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố 
- Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao

b. Tiêu cực 

- Phá rừng bừa bãi →ảnh hưởng tiêu cực tới thực vật, động vật: mất nơi cư trú, sinh sống 
- Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số → thu hẹp môi trường sống sinh vật

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm