Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 41 : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a/ Thế mạnh

- Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính

+ Đất phù sa ngọt: (1,2 triệu ha ) ven sông Tiền, sông Hậu,  là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.

+ Đất phèn (1,6 triệu ha) ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên,  bán đảo Cà Mau.

+ Đất mặn (75 vạn  ha )ven biển Đông và vịnh Thái Lan → sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.

- Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định → thuận lợi cho trồng trọt, nhất là trồng lúa

- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt→ để thau chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt.

- Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu) & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá  (54% trữ lượng cá biển cả nước) 

→Phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản

- Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn, dầu, khí →Phát triển CN năng lượng

b/ Khó khăn

-Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn.

-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn

-Thiên tai lũ lụt thường xảy ra.

-Khoáng sản hạn chế.

3/ Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

- Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường.

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu.

- Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Cần chủ động sống chung với lũ

Bài tập

Có thể bạn quan tâm