Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 18: Đô Thị hóa

ĐÔ THỊ HÓA

1. Đặc điểm

a/  Quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra chậm , trình độ đô thị hóa thấp

* Chậm

- Quá trình ĐTH diễn ra từ rất sớm ( thế kỉ III TCN) với thành Cổ Loa 

- Đến thế kỉ XI có thêm thành Thăng Long

- Từ thế kỉ XVI- XVIII xuất hiện một số đô thị cổ: Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến, Đà Nẵng

- Những năm 30 của thế kỉ XX xuất hiện một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định

- Từ 1945- 1954 ĐTH hầu như không phát triển

- Từ 1954 đến 1975, ĐTH có sự khác biệt giữa 2 miền Nam- Bắc: Miền Bắc tiến hành CNH, mở rộng các đô thị đã có, miền Nam hình thành các điểm dân cư tập trung do dồn dân lập ấp của chính quyền Mĩ- Nguỵ

- Từ 1986 đến nay, ĐTH có bước phát triển rõ rệt

* Trình độ ĐTH thấp

- Số lượng đô thị ít: 689 đô thị ( 2005).

- Quy mô đô thị nhỏ.

- Tỉ lệ thị dân thấp : 26,9%.

- Nếp sống thành thị xen lẫn nông thôn.

- CSHT- CSVCKT chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

b/ Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng.

Năm 2005 tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

c/ Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng.

- Tổng đô thị : 689 đô thị ( 2005).

- Số lượng và qui mô đô thị khác nhau giữa các vùng

+ Về số lượng đô thị: TDMNBB có nhiều đô thị nhất ( 167), Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất ( 50).

+ Về số dân thành thị: Đông Nam Bộ có số dân thành thị tập trung lớn nhất ( > 6 triệu người), Tây Nguyên có số dân thành thị ít nhất ( >1,3 triệu người).

+ Về quy mô đô thị: Đông Nam Bộ có nhiều đô thị lớn (  138,6 nghìn người/ đô thị), TDMNBB có đô thị nhỏ nhất ( 12,9 nghìn người/ đô thị ).

2. Nguyên nhân 

a, ĐTH chậm, trình độ thấp do

- Xuất phát điểm nền kinh tế thấp

- Công nghiệp- dịch vụ chậm phát triển, trình độ phát triển thấp.

- CNH- HĐH chậm.

- Chịu tác động của chiến tranh.

b, Đô thị phân bố không đều

Do sự phân hoá về CNH- HĐH khác nhau giữa các vùng( tốc độ, trình độ, quy mô).

c, Tỉ lệ dân thành thị tăng

Do tác động tích cực của đường lối CNH- HĐH đất nước.

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội

- Đô thị  hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương.

- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước.

- Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm