Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Long An, Long An có đáp án

bee807fb9ae8a4ae48a1ccc457a0f170
Gửi bởi: quanghung 31 tháng 3 2016 lúc 16:37:09 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 7:52:42 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 514 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnTRƯỜNG THPTCHUYÊNLONG AN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM2015 Môn thi: LỊCH SỬ (Lần II) Thời gian: 180 phút, không kể thời gianphát đề (Đề thi gồm có 01 trang.)Câu 3,0 điểm Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xôvà Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu nhữngnăm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế vàđịa vị quốc tế của hai nước này.Câu 2,0 điểm Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xácđịnh cho cách mạng Việt Nam trong năm 1920 của thế kỉ XX làgì? Hãy phân tích nội dung con đường cứu nước mới do NguyễnÁi Quốc đã vạch ra. Câu 3,0 điểm) Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạngViệt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (1 1930), Đạihội Đảng toàn quốc lần II (2 1951) và Đại hội Đảng toàn quốclần III (9 1960). Câu 2,0 điểm Từ những nội dung của: Hiệp định Sơ bộ (6 3- 1946),Hiệp định Giơnevơ (21 1954), Hiệp định Pari (27 1973),hãy phân tích rõ thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Namtrong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.Doc24.vn ---------- Hết ---------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:. .HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TN.THPT LẦN II NĂM2014 2015.(Hướng dẫn chấm gồm có trang)Câu (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về tình hìnhkinh tế của Liên Xô và Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứhai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Nêu nhậnxét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nướcnày.a/ Tình hình kinh tế của Liên Xô (1,0 điểm): Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh thếgiới thứ hai; Mỹ và phương Tây bao vây kinh tế và tiến hànhChiến tranh lạnh chống Liên Xô. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưngnhân dân Liên Xô đã tự lực tự cường hoàn thành xuất sắc côngcuộc khôi phục kinh tế. Hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 1950): Công nghiệptăng 73% Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh, chế tạothành công bom nguyên tử (1949). Xây dựng CNXH (1950 những năm 70): Liên Xô thực hiệnnhiều kế hoạch dài hạn để xây dựng CNXH và đã đạt nhiều thànhtựu to lớn về kinh tế. +Về công nghiệp: trở thành cường quốc công nghiệp đứngthứ hai trên thế giới (sau Mỹ), đầu trong công nghiệp vũ trụ,điện hạt nhân .Doc24.vn Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp tăng trung bìnhkhoảng 16%/ năm.b/ Tình hình kinh tế của nước Mỹ (1,0 điểm): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có nhiều điều kiện thuậnlợi nên nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng. Biểu hiện: Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp chiếm quá nửa sảnlượng công nghiệp toàn thế giới (chiếm hơn 56% sản lượng côngnghiệp thế giới). Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp đôi sản lượngcủa nước Anh, Pháp, CHLB Đức, và Nhật Bản cộng lại. GTVT: Có trên 50% tàu biển toàn cầu, nắm giữ 3/4 dự trữvàng của thế giới.- Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai,Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu của thế giới.c/ Nhận xét (1,0 điểm): Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của hai nướckhác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tếhàng đầu thế giới trở thành hai nước đứng đầu hai hệ thống xãhội đối lập Liên Xô và Mỹ đều trở thành trụ cột của “trật tự hai cựcYalta ”, chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranhthế giới thứ hai.Câu (2,0 điểm) Con đường giải phóng dân tộc mà NguyễnÁi Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong năm1920 của thế kỉ XX là gì? Hãy phân tích nội dung conđường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra.a/ Con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác địnhcho cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản “Muốn cứu nước,giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cáchmạng vô sản”.(0,5 điểm)Doc24.vnb/ Nội dung cơ bản (1,5 điểm): Cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa phải gắnliền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủnghĩa xã hội Cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa là một bộphận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ vớicách mạng vô sản chính quốc, phải thực hiện đoàn kết quốc tế .Song không lại, trong chờ vào cách mạng chính quốc. Cách mạng các nước thuộc địa là một cuộc “dân tộc cáchmệnh”, có nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai thực hiện độc lậpdân tộc, từng bước thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày. Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn. Nôngdân và Công nhân là hai người bạn đồng minh tự nhiên, phải giảiphóng nông dân, song giai cấp nông dân muốn được giải phóngphải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Ngoài công -nông là “gốc” cách mạng, cần phải tập hợp bầu bạn cách mạngnhư học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ. Phải lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh để tiến lên lậtđổ giai cấp thống trị. Cách mạng là việc chung của cả dân chúng,chứ không phải là việc riêng của vài người. Sự lãnh đạo của một đảng cách mạng là điểm “cốt tử” đầutiên của cách mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác Lênin .Câu (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bảncủa cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lậpĐảng (1 1930), Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2 1951)và Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9 1960).a/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 1930) thôngqua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo (1,0điểm): Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phảncách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủDoc24.vncông nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sảnnghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọnphản cách mạng chia cho dân cày nghèo (0,5 đ). Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơbản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dântộc và cách mạng ruộng đất (0,5 đ).b/ Đại hội Đảng toàn quốc lần II vào tháng 1951 (1,0 điểm): Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam làCM.DTDCND: đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập hoàntoàn cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phongkiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủnhân dân, xây dựng cơ sở cho CNXH Việt Nam (0,5 đ) Nhận xét: Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liênquan đến nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam trong khángchiến chống Pháp, đánh đấu bước phát triển mới trong quá trìnhlãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là Đại hội đưa cuộc khángchiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi (0,5 đ).c/ Đại hội Đảng toàn quốc lần III vào tháng 1960 (1,0 điểm): Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước vàtừng miền trong kháng chiến chống Mỹ: Miền Bắc tiến hành cáchmạng XHCN, là hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đốivới sự nghiệp cách mạng cả nước. Miền Nam tiếp tục cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, là tiền tuyến lớn, có vai trò quyết địnhtrực tiếp đối với công cuộc thống nhất Tổ quốc. Cách mạng haimiền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm hoànthành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thựchiện hòa bình thống nhất Tổ quốc (0,5 đ). Nhận xét: Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước vànhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cáchmạng hai miền Nam Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng haimiền. Là Đại hội đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi(0,5 đ).Doc24.vnCâu 4. (2,0 điểm) Từ những nội dung của: Hiệp định Sơ bộ(6 3- 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 1954), Hiệp địnhPari (27 1973), hãy phân tích rõ thắng lợi từng bướccủa nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành cácquyền dân tộc cơ bản. Các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia bao gồm: Độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Sơ bộ (6 –3 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 1954) và Hiệp định Pari (27- 1973) là những văn kiện có tính chất pháp lí quốc tế, ghinhận thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranhlâu dài, gian khổ để giành các quyền dân tộc cơ bản. (0,5 đ) Hiệp định Sơ bộ (6 3- 1946) được Chủ Tịch Hồ Chí Minh kívới đại diện chính phủ Pháp Hà Nội, theo đó Pháp công nhậnViệt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội vàtài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hiệp định này chỉmới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưacông nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nướcPháp. (0,5 đ) Với Hiệp định Giơnevơ (21 1954), Pháp buộc phải côngnhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào vàCampuchia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời, một Hiệp định quốc tế với sự tham gia của cácnước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của banước Đông Dương. (0,5 đ) Sau sự thất bại liên tiếp của các chiến lược chiến tranh xâmlược thực dân mới Việt Nam từ năm 1954 1973, Mỹ buộc phảikí Hiệp định Pari. Theo đó, Mỹ và các nước cam kết tôn trọng cácquyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh lãnh thổ. Qua 30 năm khángchiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành thắng lợi từngbước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, nhân dân ta đã giànhđược độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quyềndân tộc cơ bản đã được thực hiện trọn vẹn. (0,5 đ)Doc24.vn -------------------- Hết --------------------